Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

CHÁU NỘI TUI NÈ

Nhìn cháu nội mỗi ngày một lớn khôn mà lòng bà rạng rỡ. Đây là sự kiện trọng đại tuyệt vời nhất trong năm 2013 của bà đấy, cháu yêu à. Cảm ơn Trời Phật đã đưa cháu đến với bà. Cầu chúc cho cháu bà hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh và ngoan ngoãn nhé.   
Và đây là chùm ảnh từ khi cháu lọt lòng cho đến 3 tháng 20 ngày.

Cháu vừa chào đời được 2,6 kg. Chưa bao giờ được nhìn một đứa trẻ có môi đỏ đến thế.

Còn đây là ngày thứ hai ở trong BV Đa khoa Hà Đông tại giường số 53 Khoa Phụ sản.

                                                           Trông sao yêu thế!

Ngày thứ ba trong viện, mẹ cho bé bú bình.

Iu cái mồm kìa.

Ngày thứ tư bé được về nhà, sạch sẽ thoải mái hẳn ra.

                                                                  Ngày thứ 11 của bé.

Mặt đỏ môi đỏ.

Bé 18 ngày. Trông như con chim non í. 

Bé 1 tháng tuổi.

Mẹ tắm mát cho bé.

Bé được 3 tháng.

Đã thích ngắm tranh ảnh.

Cùng với ông bà đi ăn cỗ ở nhà ngoại.

Ngộ nghĩnh trẻ thơ.

Mẹ cho bé đi tiêm chủng, thương thế.

                                                            Bé được ba tháng rưỡi

Truyện trò vui vẻ với bố.

Làm duyên với ... chiếc khăn.

Sáng nào cũng nhoẻn miệng cười khi bà say Hello với cháu.

Khoảnh khắc thoải mái của bé.

Và cũng cá tính.

Offline nhóm VÌ TA CẦN NHAU tại nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây

VỀ BUỔI GIAO LƯU NGÀY 14 THÁNG 12

Sáng nay, tại nhà hàng Bánh Tôm Hồ Tây, hai mươi tư người bao gồm những thành viên chính thức của nhóm, khách mời danh dự và cả "thành viên dự khuyết" đã không quản ngại đường xa, trời mưa, gió lạnh, đến gặp gỡ và giao lưu cùng nhau như đã hẹn. Sau hai năm chính thức đi vào hoạt động, ngoài một số sự kiện nhằm gây quỹ như tổ chức ra mắt sách, tổ chức đêm nhạc từ thiện, đây là lần đầu tiên các thành viên của nhóm "tụ tập" chỉ nhằm mục đích giao lưu và "ăn chơi nhảy múa".
Ý tưởng tổ chức off-line được khởi xướng từ cách đây vài tháng và được nhiều người trong nhóm ủng hộ. Con số đăng ký tham gia đã lên tới 44 người. Bạn Giác Bi nhận cung cấp toàn bộ đồ uống. Bạn Voi Coi Be Bong làm bánh với khuôn mặt cười và dòng chữ "Vì ta cần nhau", bồ của Ông Già Noel đã mang đến hai túi quà cùng 2 kí kẹo sô-cô-la "kisses"... Ngoài thức ăn ngon, bạn uống đẹp, các thành viên còn có cơ hội giao lưu, trao đổi số điện thoại. Đặc biệt là Dang Tuyet Anh và chị Anh Tho Ngo đã không để... lọt lưới các nhà tài trợ tiềm năng (liên quan đến xe cộ). Cũng tại buổi giao lưu này, cả nhóm đã xác định được các thí sinh đầy triển vọng của "VTCN Idol". Chị Nguyen Thanh Xuan đã mở đầu chương trình "Hát cho bạn bè tôi... ghê" bằng bài "Mẹ đi vắng, ba sang chơi nhà dì". Để đảm bảo "bình đẳng giới", chị Nguyen Hoang Anh tiếp lời bằng bài thơ "Bốn đêm say" do dịch giả Thái Bá Tân chuyển ngữ từ tiếng Anh. Các giọng ca vàng Thuy Hua Thi Bich, Hoa Thương, Lana Nguyen, Nguyen Hoang Lan... cũng tích cực tranh giải "chiếc mic vàng". Nhóm cũng tranh thủ tiêu thụ được một lượng đáng kể cà phê, nước hoa, đường cho người ăn kiêng do bạn bè ở Hungary gửi về.
Buổi giao lưu kết thúc bằng một cuộc thảo luận nghiêm túc, tìm hướng gây quỹ hoạt động lâu dài cho nhóm. Cảm nhận chung cho thấy, ai nấy đều vui vẻ (tuy chưa được quậy hết mình vì nhân viên nhà hàng đã thoái thác phục vụ Karaoke).
Tuy nhiên, do số người đăng ký tham gia nhiều hơn con số thực tế (mặc dù ban tổ chức đã rút bớt số lượng), một vài thành viên của nhóm đã phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể để trang trải số suất ăn dôi dư. Số tiền đóng góp thêm này chắc chắn sẽ hữu ích hơn nhiều nếu được góp vào quỹ hoạt động của nhóm. Những người có mặt trong buổi giao lưu hôm nay đề xuất (và mình cũng thấy hợp lý): đề nghị các bạn đã đăng ký tham dự mà không thông báo rút lui nộp lại số tiền 250K/người như đã thông báo. Số tiền này sẽ được sung quỹ để mua áo ấm, chăn phản cho các cháu bé ở Mù Cang Chải.
Thay mặt các thành viên trong ban chủ chốt, Thanh Chung xin cảm ơn các anh chị em đã đến tham dự buổi họp mặt ngày hôm nay. Cảm ơn chị Thanh Xuân, chị Bích Thủy đã đứng ra lo việc hậu cần. Cảm ơn Voi Còi và Giác Bi đã đóng góp “sức của”, cảm ơn Hoa Thương đã tổ chức gọn gàng việc đóng gói hàng hóa và bán hàng thu tiền.
Cám ơn tất cả mọi người.


Chung Lê

Báo cáo chuyến đi hỗ trợ Chăn ấm cho Mù Cang Chải Đăng ngày 09/12/2013 by vtcn





Giác Bi, 8/12/2013
I. Mục đích:
1) Trao chăn ấm cho các học sinh bán trú tại huyện Mù Cang Chải
2) Khảo sát điểm trường Chống Màng Mủ cho việc xây dựng lớp học mới
II. Thời gian:
Trong hai ngày 06 & 07 tháng 12 năm 2013
III. Số lượng hàng
- Chăn ấm: 764 chiếc
- Bột canh: 22 thùng
- Bánh kẹo: 01 thùng
00
IV. Thực hiện
Ngày 06/12:
13pm: xe con xuất phát từ Hà Nội đưa các thành viên Cao Dũng, Nguyen Thi Nguyet Nga, Thuy Le, Ly và Tiến lên trước
19pm, hàng hoá tại kho của anh Lê Hoàng Dũng được chất lên 2 xe tải 2,5 tấn với sự giúp sức của nhiều thanh niên tình nguyện
Do sơ xuất của anh Sơn lái xe trong việc ước lượng số chăn nên phải huy động thêm một xe tải nữa mới trở hết, nhờ được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của anh Sơn nên số tiền phụ trội của việc huy động thêm xe so với dùng một xe 5 tấn chỉ là 500.000 đồng, song với hai xe tải cỡ nhỏ, chúng ta có lợi thế là có thể chia làm hai nhóm để giao chăn đồng thời xe có thể luồn lách sâu vào trong các điểm trường có đường giao thông nhỏ, nhờ đó đẩy nhanh được việc giao chăn và tạo thuận lợi trong việc nhận chăn của các thầy cô và các em.
21pm xe xuất phát từ Hà Nội với hai thành viên đi tháp tùng (Trần Thuỷ & Giác Bi)
Ngày 07/12
6.30am, xe tới Thị trấn MCC
7am, bắt đầu giao chăn cho trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) CS&TH Mồ Dề
7h30 – 10.30am tách nhóm:
Nhóm 1 (Trần Thuỷ & Nguyệt Nga): Giao chăn cho PTDTBT Lao Chải, Hồ Bốn, Chế Tạo và Khao Mang
Nhóm 2 (Cao Dũng, Thuy Le, Ly & Giác Bi) được các thầy cô chở lên khảo sát điểm trường Chống Màng Mủ, phát kẹo cho các em học sinh. Sau đó, nhóm 2 tiếp tục đi trao chăn cho các trường Chế Cu Nha, Lê Văn Tám, Nậm Khắt và Púng Luông (sau khi gặp nhóm 1).
12am hai nhóm cùng di chuyển ra Tú Lệ
13.30-15.00pm trao chăn cho trường Lý Tự Trọng và Vừa A Dính
15.30pm quay lại Hà Nội
Kết thúc chuyến đi
(Ghi chú: bột canh được trao cùng với chăn ấm, mỗi điểm trường được 2 thùng, trừ điểm trường Chống Màng Mủ không nấu ăn nên không có)
V. Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho các chuyến sau
- Để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho các thành viên trong đoàn, các chuyến đi sau được xây dựng có tính tới thời gian nghỉ ngơi cho lái xe và các thành viên trong đoàn;
- Các thành viên của nhóm khi đăng kí tham gia cần cố gắng thu xếp công việc, tránh bị sức ép về thời gian đảm bảo an toàn
- Đảm bảo liên lạc tốt, rõ ràng với các điểm trường trước khi xuất phát (rút kinh nghiệm chuyến vừa qua, tại điểm trường Púng Luông, mất khá nhiều thời gian mới liên lạc được với người phụ trách của trường)
- Nghiên cứu, khảo sát để tới các điểm vùng cao khác nữa cho các chuyến đi sau
Lời cuối, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm đã ủng hộ về mặt kinh phí cho chuyến đi, trong đó đặc biệt cảm ơn chị Thuỷ và chị Ly đã góp cả thời gian, công sức đích thân đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chuyến đi. Cảm ơn các điều phối viên đã tận tình sắp xếp và điều phối nhịp nhàng trước và trong suốt chuyến đi. Cảm ơn anh Lê Hoàng Dũng đã cung cấp kho chứa hàng, các bạn thanh niên đã hỗ trợ chất hàng lên xe. Xin cảm ơn anh Sơn và bác Nam đã lái xe an toàn và nhiệt tình tham gia bốc dỡ hàng trong cả chuyến đi.
Trân trọng.
Nhóm “Vì ta cần nhau”
Chùm ảnh về chuyến đi:

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Nữ Việt kiều xây cầu, dựng trường

May nam roi quen biet Viet Ly va thuong xuyen co lien lac voi em. Khong the nao noi het long nguong mo cua minh toi em. May hom truoc em goi dien khoe vua khanh thanh chiec cau thu 100 va noi ro y tuong muon tien hanh cau, duong, truong, tram cho nhung nguoi ngheo o Viet nam. Se chu y de xem co the cung em thuc hien mot vai du an nhu nam ngoai da tung cung em thuc hien o Mu Cang Chai. Hom nay doc duoc bai viet nay. Cang them tu hao ve em, Viet Ly oi. Chuc em xinh dep vui khoe va thanh cong tren con duong lam tu thien ma em nguyen dan than vao.

(VOV)-Một cuộc khởi động đầy tinh thần nhân văn từ những phụ nữ Việt kiều xa xứ gửi vào những cây cầu, ngôi trường dựng nên cho quê hương.

XÂY CẦU, LÀM ĐƯỜNG TRONG Ý NGHĨ CỦA MỌI NGƯỜI THƯỜNG LÀ CÔNG VIỆC CỦA ĐÀN ÔNG. VẬY MÀ THỜI NAY, NHIỀU PHỤ NỮ ĐÃ THAM GIA LÀM VIỆC NÀY VÀ LÀM RẤT HIỆU QUẢ.

V.L – Việt kiều Mỹ đang sống ở San Diego là một trong những phụ nữ ấy. Cùng với bạn bè và người thân, chị quyên tiền, góp công sức miệt mài bắc mới những cây cầu, làm giếng, dựng trường học để tặng đồng bào vùng sông nước Tây Nam Bộ và trẻ em miền núi, làm cho quê hương thêm no ấm, tươi đẹp.
Từ những cây cầu Tây Nam bộ...
Tiếp xúc với V.L (chị đề nghị không nêu tên), ít ai có thể nghĩ rằng, người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng này lại có thể làm được những công việc vất vả, đòi hỏi sự mạnh mẽ đến như vậy.
Niềm vui của các em và bà con ở miền Tây Nam Bộ trong ngày khánh thành cầu mới. (Ảnh nhân vận cung cấp)
Trò chuyện với tôi, V.L không nói nhiều về mình mà say sưa kể về những công việc của nhóm thiện nguyện các chị cũng như nhiều kiều bào khác đã và đang thực hiện cùng niềm vui mà những cây cầu mới mang lại cho người dân và trẻ em vùng sông nước phía Nam.
V.L cho biết, ở bên Mỹ, khi nhà ai có đám hiếu, mọi người thường mang vòng hoa tới viếng. Những vòng hoa nhỏ có giá trị từ 200 đến 500 USD, nhưng cũng có vòng hoa lên đến hàng ngàn. Có những đám nhận 20-30 vòng hoa. Nhưng chỉ vài hôm sau đám tang, hoa chưa kịp héo đã bị đem vứt bỏ. Tiền mua vài vòng hoa ấy đủ để  xây được cây cầu bê tông thay cho cầu khỉ. Tiền làm một giếng nước sạch cũng chỉ bằng mua một vòng hoa.

Nhận thấy sự lãng phí này, một số người trước khi mất có nguyện vọng được hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng để làm từ thiện như chăm sóc trẻ mồ côi, người già trong viện dưỡng lão hoặc xây dựng những công trình dân sinh giúp đỡ người nghèo bên quê nhà. Gia đình họ cũng nhận thấy việc làm này thật tốt đẹp và ý nghĩa nên đã nhanh chóng thực hiện sau khi người thân qua đời.

Trên thực tế, những khó khăn mà bà con ở miền sông nước Nam bộ đang gặp phải là thiếu nước sạch trầm trọng. Sông rạch chằng chịt khắp nơi nhưng phương tiện đi lại duy nhất chỉ là những chiếc ghe, vỏ lãi. Đường bộ trong thôn xóm nối với nhau chủ yếu bằng những chiếc cầu khỉ chênh vênh hết sức nguy hiểm và tai nạn sông nước xảy ra với trẻ nhỏ không phải ít. Từ đó, nhiều gia đình Việt kiều có người qua đời đã dành toàn bộ số tiền phúng viếng để xây cầu bê tông, đào giếng ở quê nhà. Việc làm này dần dần được nhiều bà con Việt kiều biết đến và ủng hộ. Thay vì phúng vòng hoa, mọi người bảo nhau phúng bằng tiền mặt, biến mỗi cuộc tiễn đưa thành ngày thiện nguyện.

Trước khí có những cây cầu bê tông vững chắc, người dân và trẻ em vùng sông nước
Tây Nam Bộ đi lại bằng mảng và cầu khỉ, cầu ván như thế này. 
Những chương trình xây cầu để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ vừa khuất đã ra đời. Thậm chí, nhiều bậc cao niên còn vui mừng và tự hào khi con cháu xây cầu, đào giếng cầu an cho cha mẹ ngay khi họ
còn sống. Tất cả những cây cầu hay giếng nước được xây từ số tiền đó đều được gắn biển có tên người tặng để tỏ lòng tri ân họ đã dành cho bà con nghèo món quà thắm đậm tình người.
Nhiều vùng quê sông nước, đường thôn xã được kiều bào góp sức mở mang và những cây cầu kiên cố mỗi năm một nhiều hơn. Nhờ vậy, việc đi lại của bà con không những thuận tiện mà ghe thương lái có thể vào tận nơi mua sản phẩm nên người dân đỡ bị ép giá, kinh tế trong vùng cũng phát triển hơn.
Tôi hỏi V.L: "Tại sao chị lại chọn công việc rất khó khăn này?". Chị cho biết:  "Do một lần tình cờ đọc báo trong nước thấy đăng tin - một cháu bé mầm non đi học về qua cây cầu khỉ, bị vướng chiếc balo vào một nhánh thân cầu. Sông không sâu nhưng do ngã mạnh, cháu bé bị rơi chìm ngụp trong dòng nước mà không ai hay. Những dòng tin chua xót ấy ám ảnh khủng khiếp. Vậy là tôi quyết định tìm về địa phương này với ý nghĩ phải xây dựng bằng được cây cầu bê tông vững chắc để sau này không còn đứa trẻ nào rơi vào cảnh thương tâm nữa".
Với V.L, mỗi cây cầu ra đời là một ân tình đối với người thân. Trong số cây cầu chị đã làm có một chiếc dành tặng cho bà mẹ nuôi người Mỹ. Bà là giáo viên trung học ở một quận miền Tây nước Mỹ, cũng là người từng đỡ đầu cho gia đình nhà chồng V.L khi họ mới sang định cư. Hàng năm, bà vẫn nhận được món quà kỷ niệm nho nhỏ bày tỏ lòng kính trọng của gia đình chị. Năm 2012, vợ chồng V.L muốn có một món quà thật đặc biệt để cảm ơn người mẹ thứ hai này. Và như thế, cây cầu Trọng Ân đã ra đời. Khi được nhận món quà tinh thần đầy ý nghĩa của vợ chồng chị, bà giáo già rưng rưng xúc động khi tên của bà được trang trọng viết trên thành chiếc cầu tại một vùng quê của đất nước Việt Nam xa xôi mà bà chưa một lần đặt chân tới. Bà giáo đã mang những tấm hình có cây cầu tới trường cũ khoe với mọi người về tấm lòng của những người đã được bà đỡ đầu thời gian khó.
Cầu Đại Bi tặng cha do một Việt kiều xây tặng xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chị V.L chia sẻ: mỗi cây cầu được xây dựng không chỉ là sự hồi hướng công đức cho người đã khuất; tri ân người mình biết ơn; chúc phước hạnh cho cha mẹ trong dịp mừng thượng thọ hoặc để giúp chính con mình sẽ vượt qua được khó khăn như cây cầu sẽ nâng đỡ bà con ruột thịt ở quê nhà. Và dù với tâm nguyện gì thì đây là những việc làm tốt đẹp và cao cả.
Suốt nhiều năm qua, người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu này như con thoi đi về giữa Mỹ và Việt Nam vì các chương trình từ thiện. Trong đó mục đích chính vẫn là để bắc thêm những cây cầu mới và làm ra những giếng nước sạch cho đồng bào vùng sông nước Tây Nam Bộ. Rất may là ý nguyện và những việc làm của V.L được chồng và cả gia đình tán đồng và hợp sức thực hiện. Không chỉ ủng hộ vợ, anh còn tạo điều kiện thuận lợi để chị có thể về nước thường xuyên. Hai người chị của V.L ở Mỹ cũng luôn chung tay đóng góp cả tinh thần lẫn vật chất với cô em trong những việc làm này.
Sau những cây cầu nhân nghĩa mà những kiều bào trao tặng nhau gửi về đất mẹ thân yêu: cầu Đại Bi tặng cha; cầu Bát Nhã tặng mẹ, rồi cầu Nhân trí, Khai trí, Huệ tâm. Trọng Ân... là những chiếc giếng nước sạch mang tên Thanh Lương, Cam Lộ, An lành, Hạnh phúc... nối tiếp ra đời đã đem lại bao niềm vui mới cho đồng bào  những vùng quê nghèo khó.
Hè năm 2012, V.L về nước kết hợp bán hàng từ thiện để có thêm kinh phí giúp các lớp học miền núi. Sau đó chị vào Cà Mau khánh thành 3 cây cầu mới. Toàn bộ số tiền xây những chiếc cầu này đều do gia đình chị đóng góp.

Một cây cầu mới được khánh thành ở Cà Mau. (Ảnh nhân vận cung cấp)
Tháng 12/2012, V.L lại về Cà Mau khánh thành thêm 7 cây cầu tại các huyện: U Minh, Đầm Dơi, Phú Tân, Khánh Thuận, Khánh Hòa. Kiên Giang và Cà Mau cũng là hai tỉnh được hỗ trợ nhiều giếng nước nhất.
Mỗi năm V.L về Việt Nam khoảng 2 đến 3 lần. Mỗi lần về là một đợt đi nghiệm thu các công trình cầu cầu và giếng nước. V.L nói: “Tôi không nhớ tới nay đã làm được bao nhiêu cây cầu chị ạ. Chắc phải lúc nào rảnh ngồi xem lại hình cũ mới biết”.
Hiện chưa có con số chính xác về số lượng cầu khỉ ở miền Tây Nam Bộ được xóa sổ nhờ những tấm lòng hảo tâm và những việc làm từ thiện của những việt kiều từ nhiều nước trên thế giới góp sức như V.L. Chỉ biết, ở nhiều vùng quê sông miền Nam ngày càng nhiều cầu mới mọc lên từ những tấm lòng vì quê hương.
...Tới lớp học cho trẻ em vùng núi phía Bắc
Không chỉ dừng lại ở Tây Nam bộ, năm 2012,  V.L và nhóm từ thiện của chị đã đồng hành cùng báo Giáo dục Việt Nam khảo sát và vận động quyên góp, xây dựng 4 điểm trường mầm non, mẫu giáo mới khang trang, kiên cố cho học sinh ở xã Kim Bon - một xã nghèo thuộc huyện Phù Yên, Sơn La. Tổng kinh phí xây các điểm trường: Đá Đỏ, Dằn A, Suối Kếnh và Suối Pa trị giá trên 1 tỷ đồng do gia đình V.L và các tổ chức, cá nhân kiều bào VN ở nước ngoài đóng góp: Hội Yểm trợ Trẻ em nghèo và bà Kim Bintliff - tại Houston, Texas (Hoa Kỳ); Quỹ Catherine Trần - Canada; Công ty Rock Revival.
Chị V.L (áo dài) dự lễ khánh thành 1 trong 4 điểm trường mới ở xã nghèo Kim Bon, H. Phù Yên, Sơn La
Về nước dự lễ khánh thành những điểm trường mới vào tháng 6/2012, V.L xúc động cho biết: lớp học bản Đá Đỏ tại Kim Bon là một món quà đặc biệt đối với chị. Kỷ niệm 15 năm ngày cưới, vợ chồng chị muốn dành cho nhau một chuyến du lịch ở Hongkong. Chuyến đi cứ bị dời lại, một năm, rồi hai năm vẫn chưa thực hiện được vì nhiều lý do. Ngày kỷ niệm cưới rồi cũng trôi qua, và với vợ chồng chị giờ đây, thực tế hơn là ở những vùng cao đang còn thiếu thốn trường, lớp học tử tế. Thay vì đi du lịch, vợ chồng chị đã quyết định dùng số tiền vào việc xây dựng lớp học ở Kim Bon. Vậy là niềm vui riêng được hòa cùng niềm vui chung của các em học sinh và giáo viên ở xã nghèo này.

Kể với tôi về những điểm trường mới ở Kim Bon, mắt V.L vẫn lấp lánh niềm vui như đang cùng các em nhỏ hân hoan mừng có lớp học mới của mình.
Chị V.L (áo đen giữa) trong một chuyến thăm hỏi và tặng các em học sinh nghèo ở Kim Bon.

Chưa hết, những ngày cuối năm 2012, V.L cùng nhóm từ thiện  nghiệm về thu 2 lớp học mới ở Yên Bái và công trình nhà ăn cho học sinh bán trú trường tiểu học Pả Củ Tỷ huyện Bắc Hà, Lào Cai. Riêng ở Sơn La, nhóm của V.L đã sửa sang phòng học, nhà bán trú, đào giếng nước và tặng một số đồ dùng nhà bếp để sắp tới đưa bếp ăn tập thể vào hoạt động, giúp các em có thể chuyên tâm vào học tập, không phải tự nấu ăn và lo thực phẩm hàng ngày. Nhóm từ thiện cũng đã tặng 1.300 phần quà cho học sinh nghèo các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Bình. Đi thăm và tặng quà cho trẻ em ở Bệnh viện Nhi HN và Bệnh viện K trong dịp Noel.
Tâm nguyện V.L cũng như những người bạn đồng hành: họ chỉ muốn chia sẻ được phần nào những khó khăn của bà con nông dân và những trẻ em nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi dù ở đâu, cũng đều là quê hương, nguồn cội của mình./.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

NÀO CÙNG MAY CHĂN ẤM CHO EM


NÀO CÙNG MAY CHĂN ẤM CHO EM


Tuyết Anh, 12/11/2013
Một ngày đẹp trời, tôi nhận được tin nhắn “Có một nhóm muốn hỗ trợ Vì ta cần nhau số lượng chăn vài trăm chiếc, em trao đổi cụ thể với họ”. Mừng quá. Dù đã nỗ lực nhiều nhưng nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 9, nhóm Vì ta cần nhau mới chỉ trực tiếp hỗ trợ hoặc kêu gọi các nhóm khác hỗ trợ phản và chăn cho 14 trường Mầm non huyện Mù Cang Chải, với tổng số 478 chiếc phản và 752 chiếc chăn, tổng giá trị 262 triệu đồng. Còn biết bao trường, bao nhiêu em vẫn thiếu chăn mà mùa đông thì đã cận kề. Sự hỗ trợ từ nhóm Chăn ấm thực sự là một ngòi lửa, làm chúng tôi có thêm quyết tâm lên kế hoạch hỗ trợ chăn cho các trường bán trú của huyện Mù Cang Chải.
Tại các trường nội trú, học sinh được hỗ trợ khoảng 800,000 tiền ăn/tháng. Ngoài ra, còn có một khoản hỗ trợ để mua các đồ dùng thiết yếu, do vậy, điều kiện của các trường nội trú tương đối khá hơn. Với các trường bán trú, các em chỉ được hỗ trợ khoảng 400,000 tiền ăn/tháng và không có khoản hỗ trợ cho việc mua đồ dùng thiết yếu, kể cả chăn, chiếu. Tình hình chung là các trường cố gắng hỗ trợ học sinh bằng cách xin chăn từ các đơn vị khác, xin chăn cũ từ trường nội trú, đôi lúc cũng có các đoàn từ thiện tặng, rồi học sinh mang đồ từ nhà đi… nhưng chả cần nhiều nỗ lực tưởng tượng cũng có thể hiểu các em khá thiếu thốn. Bảng số lượng học sinh và nhu cầu về chăn của các trường bán trú huyện Mù Cang Chải cho thấy tình hình thực tế như sau:
chan-table
Đã không chỉ một lần chứng kiến sự thiếu thốn của các em, nhóm Vì ta cần nhau lại lên kế hoạch hỗ trợ chăn cho 12 trường bán trú của huyện Mù Cang Chải.
Dự trù:
Dự án Chăn Ấm hỗ trợ Vì ta cần nhau 400 chiếc chăn vỏ được may liền với ruột, giá thành 90,000/chiếc. Vì ta cần nhau quyết định may thêm vỏ, đảm bảo các em có thể giặt sau mỗi mùa đông, mong các em dùng được lâu hơn.
Đơn vị mà Vì ta cần nhau đã đặt may chăn cho các trường Mầm non sẽ tiếp tục may chăn cho nhóm trong kế hoạch lần này. Với giá vải gần đây hạ, nhóm Vì ta cần nhau sẽ có được những chiếc chăn rất đẹp với giá hết sức phải chăng. Kích thước chăn là 1.40m*1.63m, để 2 em đắp chung một chăn vẫn đủ rộng và lại không quá to để không lãng phí vật liệu.
Vậy nhóm sẽ cần chi khoản tiền như sau:
400 vỏ *95,000 = 38,000,000
364 chăn * 145,000= 52,780,000
Tổng cộng: 90,780,000
Thời gian:  Chuyến đi dự định được tổ chức vào các ngày 6-7/12. Nhóm sẽ thuê xe 3 tấn chở số chăn đó lên Mù Cang Chải giao cho các trường, do với số lượng chăn lớn như vậy, việc gửi qua xe khách có thể còn tốn kém hơn thuê xe.
Mong các bạn tiếp tục chung tay với chúng tôi trong chuyến đi này để các em nhỏ ở Mù Cang Chải có được những giấc ngủ ấm áp trong mùa đông năm nay.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Tài khoản tại Hà Nội: Chủ tài khoản: Hứa Thị Bích Thuỷ (090-329-6398). Số tài khoản: 168045489. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)-chi nhánh Cửa Nam- Hà Nội.
Tài khoản tại Thành phố HCM: Chủ tài khoản: Đặng Thị Trường Giang (090-307-9171). Số tài khoản: 167891699, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – Chi nhánh TP.HCM
Liên hệ ở Hà Nội: Cô Anh Thơ: 091-522-8457; Chị Bích Thuỷ: 090-329-6398
Liên hệ ở TP HCM: Chị Kim Thanh: 090-375-3636; Chị Trường Giang: 090-307-9171.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động của nhóm tại trang web chính thức của nhóm theo địa chỉhttp://vitacannhau.com/
01 Ảnh: Trường bán trú  huyện Mồ Dề. Trường không đề nghị hỗ trợ chăn nhưng nêu ra khó khăn về chiếu, do chiếu rất nhanh hỏng và ít được các nhóm từ thiện lưu ý.
02
 Ảnh: Một phòng nội trú của trường bán trú huyện Mồ Dề