Chủ nhật 14/4 này trên VTV1 chiếu phim cuối tuần "Bến không chồng" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh đồng thời là diễn viên đóng nhân vật chính. Phim hay nên xem. Cách đây ba năm mình có dịp xem phim và giao lưu với đạo diễn và có viết đôi dòng cảm nghĩ về "Bến không chồng". Đăng lại khoe chút nè.
BẾN KHÔNG CHỒNG
Đi đội nắng về đội mưa để xem BẾN KHÔNG CHỒNG,
một bộ phim đã nghe tên từ lâu của đạo diễn Lưu Trọng Ninh dựa trên tiểu thuyết
cùng tên của nhà văn Dương Hướng. Thật đáng xem!
Cả một làng quê Việt Nam những năm sau Hòa bình, sau Cải cách ruộng đất cho đến thời chống Mỹ và hậu chiến tranh hiện ra sống động qua BKC. Là người từng sống vào những năm tháng ấy khi xem BKC, nhiều cảnh đem lại cho mình khá nhiều cảm xúc, thậm chí rơi nước mắt.
Cả một làng quê Việt Nam những năm sau Hòa bình, sau Cải cách ruộng đất cho đến thời chống Mỹ và hậu chiến tranh hiện ra sống động qua BKC. Là người từng sống vào những năm tháng ấy khi xem BKC, nhiều cảnh đem lại cho mình khá nhiều cảm xúc, thậm chí rơi nước mắt.
Không khí bức bối ngột ngạt tù túng của làng quê
sau CCRĐ trong phim gợi cho mình nhớ đến bác Lý Ấp, bố An, bạn thân thuở lên
năm lên bẩy của mình hiện đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Bác là người tử tế chăm chỉ làm ăn và rất quý trẻ con.
Mỗi lần đến chơi, bác cho tụi mình thoải mái chạy hết phòng nọ phòng kia chơi
trốn tìm hoặc ra vườn hái quả táo quả dâu. Một hôm mình chết khiếp thấy bác bị
trói giật cánh khuỷu có mấy dân quân tự vệ vác súng đi sau. Đi dọc theo phố nếu
gặp ai kể cả trẻ con bác cũng cúi thấp đầu "Con chào ông ạ",
"Con chào bà ạ". Từ hôm ấy không bao giờ mình trông thấy bác ấy nữa.
Hình như bác ấy mất trong tù thì phải cũng có thể ở nhà mình không còn nhớ chính xác. Sau đó mình cứ thấy vợ bác lặn ngụp trên
con sông gần nhà mò cua bắt ốc nuôi gia đình. Mình vẫn đến chơi với An như
thường và còn nhớ mãi được ăn cơm độn chuối xanh nữa. Trẻ con vẫn cứ vô tư như
thế có biết gì đâu, nhưng ấn tượng CCRĐ là hình ảnh bố An thì không hề phai mờ.
Phải chi bác sống trong thời đại này có khi còn được tôn vinh làm kinh tế giỏi!
Cảnh trẻ con chơi pháo đất "Pháo nổ pháo nang, cả làng chịu chưa?"
hay cảnh dùng sống của lá chuối làm súng bắn của trẻ con trong phim chính là
những trò chơi gần gũi với bạn bè của chính mình hồi bé. Có điều tụi mình không
dùng súng để xử "con địa chủ" như trong phim này thôi. Ngày xưa nghèo khổ
chẳng có lấy một con búp bê hay hộp xếp hình mà chơi. Nay có quá nhiều thứ lại
phải vất vả lo tìm cái gì chơi cho khỏi độc hại.
BKC là bộ phim đề cập đến những phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ thôn quê có những số phận thật đáng thương. Cuộc sống và chiến tranh khắc nghiệt đi qua cuộc đời họ thật phũ phàng đẩy họ đến kiếp sống không chồng như bà Hơn, bà Nhân suốt đời là kẻ ôm bóng đơn chiếc sầu ai với những khát vọng nhân bản đời thường. Các cô gái mới ngoài hai mươi rất sợ "ế" luôn mong mỏi khát khao có một tấm chồng để có được đứa con cho yên phận. Nhưng chiến tranh đã lấy đi của làng quê những chàng trai khỏe mạnh đầy sức sống, có người ra đi không bao giờ quay về gây nên những mất mát cô đơn và bất công cho hầu hết những phụ nữ làng quê: Không chồng hoặc có chồng cũng như không. Hậu quả là nhiều cô gái phải bỏ làng phiêu bạt ra đi không biết số phận ra sao. Làng quê rặt đàn bà với bến nước không chồng là cảnh ám ảnh nhất trong phim là nỗi đau tận cùng do chiến tranh gây ra. Cảnh các cô gái công kênh thằng ngốc hay cảnh ông già chạy theo cô gái trẻ măng đáng tuổi con tuổi cháu đòi làm vợ lẽ là những cảnh thật mỉa mai làm người xem cười ra nước mắt thương cho những cô gái xấu số đang thì xuân sắc. Có đàn ông đâu, cả làng toàn ông già, một chàng thợ ảnh thọt, một thằng ngốc và Vạn, một chiến sỹ từ Điện Biên trở về. Có lẽ Vạn là người đàn ông tiêu biểu nhất của làng. Ông là nỗi khát khao nhung nhớ của bao phụ nữ như bà Hơn, bà Nhân. Ông là người cách mạng có uy tín trong làng, ông cũng có khát khao của người đàn ông từ chiến trận về thiếu thốn đàn bà, nhưng ông lại là con người ép xác, không con người đến mức khó hiểu. Ông đã từng bị giằng xé khi ngắm trộm bà Hơn tắm ao đêm trăng nhưng không dám thể hiện tình cảm thật của mình. Khi bà Hơn bước gần đến giường, ông chỉ nằm im hai chân kẹp chặt khẩu súng. Hay khi ôm hôn bà Nhân, mẹ Hạnh, bị xóm giềng nhòm ngó loan tin, ông đã bỏ đi không dám công nhận tình yêu của mình. Tất cả những cảnh đó đều rất thật trong cuộc sống hàng ngày bởi đều bắt nguồn từ quan niệm yêu đương khắt khe thời chống Mỹ. Cả nước đi đánh Mỹ, bao phụ nữ không chồng mà lại còn yêu đương như thế có vẻ như ngang tai chướng mắt người khác. Thời sinh viên của mình yêu đương như thế cũng không thể được chấp nhận, có khi còn bị làm kiểm điểm ấy chứ.
BKC là bộ phim đề cập đến những phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ thôn quê có những số phận thật đáng thương. Cuộc sống và chiến tranh khắc nghiệt đi qua cuộc đời họ thật phũ phàng đẩy họ đến kiếp sống không chồng như bà Hơn, bà Nhân suốt đời là kẻ ôm bóng đơn chiếc sầu ai với những khát vọng nhân bản đời thường. Các cô gái mới ngoài hai mươi rất sợ "ế" luôn mong mỏi khát khao có một tấm chồng để có được đứa con cho yên phận. Nhưng chiến tranh đã lấy đi của làng quê những chàng trai khỏe mạnh đầy sức sống, có người ra đi không bao giờ quay về gây nên những mất mát cô đơn và bất công cho hầu hết những phụ nữ làng quê: Không chồng hoặc có chồng cũng như không. Hậu quả là nhiều cô gái phải bỏ làng phiêu bạt ra đi không biết số phận ra sao. Làng quê rặt đàn bà với bến nước không chồng là cảnh ám ảnh nhất trong phim là nỗi đau tận cùng do chiến tranh gây ra. Cảnh các cô gái công kênh thằng ngốc hay cảnh ông già chạy theo cô gái trẻ măng đáng tuổi con tuổi cháu đòi làm vợ lẽ là những cảnh thật mỉa mai làm người xem cười ra nước mắt thương cho những cô gái xấu số đang thì xuân sắc. Có đàn ông đâu, cả làng toàn ông già, một chàng thợ ảnh thọt, một thằng ngốc và Vạn, một chiến sỹ từ Điện Biên trở về. Có lẽ Vạn là người đàn ông tiêu biểu nhất của làng. Ông là nỗi khát khao nhung nhớ của bao phụ nữ như bà Hơn, bà Nhân. Ông là người cách mạng có uy tín trong làng, ông cũng có khát khao của người đàn ông từ chiến trận về thiếu thốn đàn bà, nhưng ông lại là con người ép xác, không con người đến mức khó hiểu. Ông đã từng bị giằng xé khi ngắm trộm bà Hơn tắm ao đêm trăng nhưng không dám thể hiện tình cảm thật của mình. Khi bà Hơn bước gần đến giường, ông chỉ nằm im hai chân kẹp chặt khẩu súng. Hay khi ôm hôn bà Nhân, mẹ Hạnh, bị xóm giềng nhòm ngó loan tin, ông đã bỏ đi không dám công nhận tình yêu của mình. Tất cả những cảnh đó đều rất thật trong cuộc sống hàng ngày bởi đều bắt nguồn từ quan niệm yêu đương khắt khe thời chống Mỹ. Cả nước đi đánh Mỹ, bao phụ nữ không chồng mà lại còn yêu đương như thế có vẻ như ngang tai chướng mắt người khác. Thời sinh viên của mình yêu đương như thế cũng không thể được chấp nhận, có khi còn bị làm kiểm điểm ấy chứ.
Trong tất cả khung cảnh làng quê u ám thời đó có Hạnh, một cô gái tưởng như may mắn nhất, hạnh phúc nhất lại lâm vào cảnh bi đát không ngờ. Người yêu cô là Nghĩa từ chiến trường trở về oai phong lành lặn, họ làm đám cưới với nhau là mơ ước của bao cô gái. Trớ trêu thay, cô không sinh cho gia đình nhà chồng một đứa con để nối dõi tông đường. Cả họ ép mẹ chồng cô tìm vợ mới cho Nghĩa. Cô đau khổ đến cùng kiệt nhưng vẫn vẫy vùng kiếm tìm bảo vệ hạnh phúc của mình nhưng bất lực. Cô quyết định đi tìm hạnh phúc bằng cách như bao cô gái khác: Bỏ làng ra đi. Trước khi đi cô đến với Vạn và dâng hiến cho ông bởi ông là "đàn ông" nhất trong những người đàn ông của làng. Ông là người duy nhất dám đấu tranh với cả họ tộc nhà Nghĩa để bảo vệ hạnh phúc cho Hạnh và bị bắt giữ vì cô. Trong khi đó Nghĩa, chồng cô khi biết tin mẹ tìm vợ mới cho mình đã gặp mặt cô gái đó và để cho Hạnh tự quyết cuộc đời cô một cách rất bỉ ổi đáng khinh. Vậy nên Hạnh đến với ông Vạn có thể nói vì tình yêu của cô đối với ông. Cô khát khao có được đứa con với ông và ra đi để có ngày trở về minh chứng cô có khả năng sinh con, chồng cô mới là kẻ bất lực ( tất nhiên là do chiến tranh, đáng lên án!). Trên hết cả là cô muốn bảo vệ hạnh phúc mà cô hằng khao khát: một mái ấm gia đình với người chồng và đứa con cô vô cùng yêu mến. Giá kết cục như vậy thì thật có hậu, nhưng hủ tục làng quê vẫn thật khắt khe. Hạnh trở về cùng đứa con đến với ông Vạn - một gia đình lý tưởng hạnh phúc đến với ông thật bất ngờ. Nhưng ông không đủ dũng cảm bảo vệ hạnh phúc của mình vì không chịu nổi miệng lưỡi cay độc, ánh mắt đố kỵ dòm ngó soi mói của dân làng và tự kết liễu đời mình chối bỏ hạnh phúc bằng cách treo cổ tại bến nước không chồng để lại nỗi đau tột cùng cho Hạnh trong suốt cuộc đời còn lại của cô. Một hạnh phúc nhỏ nhoi giản dị mà sao cao xa quá, không thể nào với tới được. Thật chua xót cho cô và tất cả những người phụ nữ của Bến không chồng!
Thúy Hà diễn xuất vai Hạnh rất xuất sắc thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ quyết đoán của nhân vật dám đối diện thách thức với hủ tục với nghịch cảnh và là người chịu nhiều đau khổ nhất. Vai Vạn do chính đạo diễn LTN đóng gây bất ngờ nhất cho người xem. Một đạo diễn mà đóng phim sao đạt đến vậy!
Phần giao lưu với ông
sau buổi chiếu phim cũng thật thú vị. Qua ông khán giả cũng hiểu rõ cái khó của
ngành đạo diễn, từ tìm vai diễn cho nhân vật đến cảnh quay, từ trang phục đến
lời thoại và kinh phí làm phim nữa. Mọi người đều nhận xét phim đẹp, lời thoại
không nhiều, nhưng rất ý nghĩa. Cảnh làng quê đồng bằng Bắc bộ được chọn rất
tiêu biểu sống động như đời thường với cây gạo nở hoa đỏ ối đầu làng, bến nước
ao đình, cây cầu đá cũ kỹ với mái đình rêu phong làm người xem thấy nao lòng
bởi làng quê Việt nam giờ đây thay đổi nhiều quá, đô thị hóa quá nhiều.
T. A. bạn mình nói với đạo diễn rằng các diễn viên Như Quỳnh (vai bà Hơn), Minh Châu (vai
bà Nhân) là những diễn viên gạo cội của điện ảnh nước nhà thì không phải bàn,
có điều đạo diễn để cho họ trẻ lâu quá từ CCRĐ đến những năm hậu chiến đánh Mỹ
trải qua bao lam lũ đói nghèo mà chẳng thay đổi tẹo nào. Trang phục ở nông thôn
mà trông ai cũng tươm tất sạch sẽ. Mình và T.A. cứ cười khi LTN nói ông phải tự
tay xóa đi vết vẽ làm già đi của hai diễn viên này vì trông như diễn kịch. Ông
bảo điện ảnh Mỹ và các nước tiên tiến có loại keo hóa chất bôi lên làm da mặt
co lại tạo ra vết nhăn tự nhiên. Sao điện ảnh Việt Nam không nghĩ ra việc tìm
mua loại keo hóa chất đó nhỉ? Nước mình hội nhập WTO rồi, thứ gì thế giới có mà
Việt Nam mình chẳng có. Đương nhiên phải trừ những thứ là bí mật quốc gia. Hay
keo đó là bí mật quốc gia của Mỹ quốc nhỉ? Mình cũng chỉ dám nói với đạo diễn
một số cảm nhận khi xem phim đại ý như trên và chỉ hỏi ông khi đưa chi tiết cô
bạn thân của Hạnh bảo có thể Nghĩa bị chất độc da cam nên không có con vào thời
điểm sau chiến tranh thì có quá sớm không vì hồi đó bao gia đình bị con quái
thai này nọ chỉ biết đau khổ chịu đựng thôi chứ có biết nguyên nhân vì sao đâu.
Phải mãi tới thập kỷ 90 mọi nghiên cứu về chất độc da cam mới được sách báo đề
cập đến. Ông bảo đó là điều chuẩn xác làm mình rất hài lòng.
Xem BKC xong, thấy mừng là cuộc sống đã đổi thay, nhiều ý niệm nhân sinh quan về nhiều mặt trong cuộc sống đã đổi thay và thêm trân trọng những gì ta đang có. Được biết Lưu Trọng Ninh sẽ ra mắt một phim mới về Lý Công Uẩn dời đô trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng long sắp tới. Hy vọng sẽ được thấy ông thành đạt một cách xuất sắc trong bộ phim này.
Xem BKC xong, thấy mừng là cuộc sống đã đổi thay, nhiều ý niệm nhân sinh quan về nhiều mặt trong cuộc sống đã đổi thay và thêm trân trọng những gì ta đang có. Được biết Lưu Trọng Ninh sẽ ra mắt một phim mới về Lý Công Uẩn dời đô trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng long sắp tới. Hy vọng sẽ được thấy ông thành đạt một cách xuất sắc trong bộ phim này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét