Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

THĂM TRẠI PHONG Ở THANH TRÍ, MINH PHÚ,SÓC SƠN





Mình cứ nghĩ trại phong phải ở một nơi nào xa xôi hẻo lánh, không ngờ ngay Hà Nội cũng có. Đó là trại phong ở thôn Thanh Trí, Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội.


Dãy nhà 18 gian là nơi ở của các bệnh nhân phong
 
Bếp núc sơ sài nguội lạnh đến nao lòng.

 
Nỗi cô đơn lặng lẽ bao trùm từ khuôn mặt cho đến dáng ngồi.

 
Cụ bà này ngày xưa hẳn là một hoa khôi xóm. Ánh mắt thoảng thốt không tin mình lại bị căn bệnh này vẫn ám ảnh cụ cả đời.

Cách đây chưa đầy một tháng, bạn Lan Camera ở nhóm Sống Hướng Thiện đưa lên Face Book  một số hình ảnh của trại phong này nhìn rất thương tâm, cô đơn, lạnh lẽo, u buồn làm ám ảnh bất cứ ai nhìn thấy. Khu trại bao gồm 25 cụ tuổi từ 61 đến 85. Mỗi tháng các cụ chỉ được nhà nước cấp cho 15 kg gạo và 450.000đ. Những khi đau ốm hay có những việc không thể tự mình làm được phải thuê người khác thì các cụ cũng chẳng lấy đâu ra tiền ngoài số tiền nhà nước cho. Tính ra các cụ chỉ dám ăn 10.000đ một ngày. Đúng là chỉ để đủ tồn tại. Mấy bạn trẻ hăng hái đòi đi ngay tuần ấy. Trưởng nhóm là bạn Mạnh ở báo Kiến thức đề nghị thư thư chút để còn lấy ý  kiến của nhóm cũng như còn để kêu gọi tài trợ ủng hộ.  Vậy mà chỉ một thời gian ngắn số tiền quyên góp được lên tới 18 triệu và còn thêm một số hiện vật khác. 
 

Một nhà hảo tâm tận Việt Trì tặng các cụ 25 thùng mì tôm.

Thế là Ok, đủ để chi phí cho 25 bác bệnh nhân và 16 gia đình con em họ ở quanh quanh gần trại. Ban tổ chức là các thành viên tích cực dựa trên những góp ý của mọi người đã mua cho mỗi  BN 10 kg gạo, một thùng mì tôm, 2 cân đường, 18 hộp sữa tươi, 2 chai nước mắm, 5 gói bột canh, mấy hộp thịt, một gói xà phòng bt, 1 bánh xà phòng, 1 vỉ bàn chải đánh răng, 1 typ thuốc đánh răng, một s mắc áo và mỗi cụ còn được tặng thêm 100.000đ nữa. Các gia đình con cháu họ cũng được tặng10 kg gạo, 1 thùng mì tôm, 4 gói bột canh, 2 chai nước mắm và 1 cân đường. Lớp trẻ cũng rất nhiều ý tưởng, nào là tổ chức dọn dẹp vệ sinh khu trại, nào là phun thuốc diệt muỗi, nào là tắm rửa giặt rũ cho các cụ, nào là tổ chức giao lưu văn nghệ, thậm chí tổ chức thi văn nghệ cho các cụ nữa. 


Mạnh gọi điện lên Trại, cô Mai, hộ lý ở đó cho biết khu trại cũng thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nên chỉ cần phun thuốc muỗi là OK. Còn tắm rửa giặt rũ cho các cụ e là khó bởi có phải ai cũng muốn khoe thân thể mình cho người khác chiêm ngưỡng đâu, họa chăng là hoa hậu. Vậy là bỏ chuyện tắm giặt. Còn chuyện văn nghệ thì thực sôi nổi, ai cũng muốn cho các cụ vui vẻ, còn tổ chức thi hát cho các cụ thì chắc cũng khó. Chốt lại là phát quà, phun thuốc muỗi và biểu diễn văn nghệ phục vụ các cụ.


Về phương tiện đi lại, các bạn trẻ quyết định đi xe máy vì Sóc Sơn cách trung tâm Hà Nội chừng 35 cây số. Đi thành từng cặp cũng rất vui. Riêng một số thành viên được gọi là cây cao bóng cả được ưu tiên đi xe ô tô vì có nhà hảo tâm ủng hộ một xe 16 chỗ chở hàng và xe con 7 chỗ chở người. Mọi cái đều ổn. 7 giờ tập trung ở Hà thành Plaza, Thái Thịnh để xuất phát đi Sóc Sơn. Bạn mình là Hải Khoa Pháp ĐHNN cũng rất muốn đi nhưng nhà có giỗ nên chỉ gửi 500.000đ góp một chút tấm lòng đđoàn mua quà cho các cụ.


Sáng sớm Hoa Thương (người từ tuần trước đã gửi 500.000đ cho SHT) đã đến chở mình và mấy bọc quần áo được mình lựa chọn xếp gấp cẩn thận. Đêm trước trời mưa to, sấm sét đì đùng làm mình cứ lo lo. May trời thương chỉ hơi mưa tí chút buổi sáng, còn trên đường đi trời tạnh ráo, không nóng cũng không lạnh rất dễ chịu. Tuy nhiên khi đến khu vực Sóc Sơn vì không biết rõ đường cứ vừa đi vừa hỏi thăm lộn đi lộn lại mãi gần 10 giờ mới đến được khu trại phong. Có thể những người dân nơi đây ít biết về khu này nên mỗi người chỉ theo một kiểu làm bạn Nghĩa và anh Phương lái xe cũng phải lòng vòng vất vả thêm.


 

Khu điều trị bệnh nhân phong.
 
Cả đoàn khẩn trương xếp các phần quà đã định vào túi để tặng các cụ.

 
Cụ nào cũng được nhận quà và phong bì.
 
Đây là Lan Camera, người chắp nối trại phong với nhóm Sống hướng thiện.

Các cụ đã chờ sẵn. Cả đoàn túm lại phân chia quà theo từng phần nhất định vào các túi rồi nhanh chóng phân phát cho các cụ. Mọi người cảm động lắm, ai cũng bảo chưa bao giờ được nhiều quà như lần này. Các thành viên trong đoàn đến bên các cụ chuyện trò thăm hỏi rất chân tình thân thiết làm các cụ phấn khởi lắm. Nhất là đến phần biểu diễn văn nghệ, không khí tưng bừng vui vẻ hẳn lên. Các “ca sỹ” như Hoa Thương, Mạnh, em sinh viên trường văn hóa biểu diễn hết sức nhiệt tình. Tiết mục thổi sáo của Hùng Sáo ở học viện âm nhạc thật đặc biệt. Tiếng sáo da diết thiết tha đi vào lòng người sâu lắng. Sau các tiết mục mọi người đều đề nghị hát lại, hát nữa như trong các buổi biểu diễn văn nghệ lớn ngoài đời ấy.
 
Ca sĩ Thương Hoa của nhóm VTCN tặng các cụ bài hát "Một mùa xuân nho nhỏ" và bài "Nụ cười" bằng tiếng Nga.
 
 Trưởng đoàn Mạnh cũng tặng các cụ hai bài trong đó bài "Vợ chồng A Phủ" được các cđề nghị hát lại.

 
Hùng Sáo biểu diễn những khúc sáo rất chuyên nghiệp như rót vào tai người nghe.
 
Các cụ và cả đoàn từ thiện say sưa thưởng thức tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn.


 Người đàn ông này nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh" đã bật khóc không giấu nổi cảm xúc của mình.


Dù chẳng có hoa tặng nhưng những tình cảm của các cụ dành cho đoàn thật đáng quý. Các cụ bảo lâu lắm rồi mới được nghe mọi người hát và thổi sáo hay đến thế. Một bác BN đã không cầm được nước mắt khi nghe một bạn sinh viên trường Văn hóa hát bài “Ba ngọn nến lung linh”. Mình cũng nói chuyện với bác ấy khá lâu. Bác là một bệnh nhân và cũng tìm được một bác không bị bệnh nhưng là con cháu của người bệnh trước đây, thông cảm yêu thương nhau và thành vợ thành chồng. Hai bác ấy sống ở khu ngoài trại, con cái cũng trưởng thành. Những người như bác ấy chỉ là những người thuộc số ít nơi đây có được may mắn ấy. Chắc vì thế mà bác ấy vô cùng cảm động đã rơi nước mắt khi thấy mình có một gia đình có cha, có mẹ, có con, tức chính là "ba ngọn nến lung linh" để có được một gia đình hạnh phúc. 
 
"Ba ngọn nến lung linh" ấy đây. Thật ngưỡng mộ.



 

 Người phụ nu này chịu cô đơn bất hạnh suốt đời.

Một bác gái khác mình cũng hỏi chuyện và được bác ấy tâm sự hoàn cảnh đáng buồn của bác. Bác quê ở Vĩnh Tường, 67 tuổi bị căn bệnh quái ác này từ năm hai mươi. Bác bảo nhà bác nghèo lắm bố mẹ không nuôi nổi đều cho hai chị em bác làm con mày con nuôi. 47 năm sống trong trại phong cách ly xã hội. Em bác lên tận Lào cai sống, giấu tất cả mọi người không dám nói có chị gái bị bệnh phong để còn lấy vợ có con, đến cả vợ con, em bác ấy cũng không dám kể. Có em dâu và các cháu mà chẳng bao giờ được gặp. Kể từ lần chưa lấy vợ đã 22 năm nay, em bác ấy mới lén đi thăm chị được một lần. Bác ấy xác định chấp nhận số phận cả đời sống cô đơn như thế trong cộng đồng những người cùng hoàn cảnh. Được mọi người đến thăm chia sẻ như thế này bác bảo vui lắm không buồn nừa và chỉ mong thỉnh thoảng lại được mọi người đến thăm nữa. Bác cho biết thêm bác nuôi một con chó làm bạn cho vui cửa vui nhà và mỗi năm hai lần bán đi để có thêm chút tiền lo hậu sự sau này. Bác cười khoe đôi vòng đeo tai hơn một chỉ bằng vàng là kết quả của việc nuôi chó đấy mà sao mình cứ thấy đắng lòng xót xa thương cho một kiếp người. Nhưng cũng mừng cho bác đã có thể lo cho tương lai để có thể thanh thản trở về nơi đất Phật.


Không có nhiều thời gian để chuyện trò với từng người nhưng mình biết chắc mỗi con người nơi đây đều có một số phận đau khổ éo le rất đáng thương. Biết làm sao, mỗi người có một nghiệp riêng mà. Cầu mong cho các cụ luôn được khỏe mạnh, sống lạc quan yêu đời hơn. Không có thời gian để mọi người có thhát cho các cụ nghe nhiều vì gần 12 giờ các cụ cũng còn phải ăn trưa. Các tình nguyện viên giúp các cụ bê đồ tặng về các phòng và cđoàn lưu luyến chia tay các cụ.


Do bị xịt lốp ô tô, phải thay lốp và tìm quán ăn tạm, mãi 4 giờ mới về đến Hà Nội đúng lúc trời mưa rất to. May thế. Mọi người ra về dù có mưa to đến mấy thì chắc chắn mỗi thành viên trong đoàn từ thiện đều thấy thanh thản vì đã thay mặt những nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái, phần nào chia sẻ với những nỗi niềm bất hạnh mà những bệnh nhân phong phải chịu đựng. Mình còn vui hơn vì mỗi lần đi lại gặp thêm những gương mặt mới, đặc biệt lần này còn gặp được Uyên Vũ, một doanh nghiệp trẻ và là một nhà hảo tâm luôn tài trủng hcho những chuyến đi của Sống Hướng Thiện và cả Nấm Kute - con dâu một người bạn học với mình từ hồi đại học nữa. Mừng vì lớp trẻ ngày nay nhiều bạn đã biết quan tâm tới những người khác có số phận kém may mắn hơn mìnhvà luôn sống hướng thiện.

 
Với Uyên Vũ.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét