Cứ mỗi độ xuân về, họ Ngô Tảo Khê tại Hà
Nội chúng tôi lại cùng nhau họp mặt tại một nhà ai đó đăng cai từ năm
trước. Tết Quý Tỵ này chúng tôi cùng nhau họp mặt tại nhà Châu-Vinh ở
phố Nhuệ Giang, quận Hà Đông.
Đây thực sự là một dịp để các thành viên
trong họ gặp gỡ chúc tết thăm hỏi lẫn nhau. Năm nay so với mọi năm có
phần vắng hơn, có thể do nhiều vị cao tuổi sức khỏe kém hơn hoặc đi lại
hơi xa nên có phần ngại. Gia chủ Châu-Vinh rất chu đáo chuẩn bị phòng ốc
bàn ghế đầy đủ. Nếu không có buổi gặp mặt này không biết đến lúc nào
mình mới ghé thăm nhà Châu-Vinh. Châu còn thỉnh thoảng gặp chứ Vinh thì
mấy chục năm rồi nay mới gặp. Nên ông nên bà cả rồi. Cũng mừng thấy
Châu-Vinh có nhà cửa đàng hoàng, có cả nhà cho thuê đủ tiền cho sinh
hoạt hàng ngày của cả gia đình.
Sau khi hàn huyên thăm hỏi chúc Tết lẫn
nhau, ban liên lạc báo cáo hoạt động của họ trong năm qua, đưa ra một số
việc cần lưu tâm đó là tham gia lập cuốn "Gia phả họ Ngô Tảo Khê", là
việc tu sửa lối đi lại trong nghĩa trang họ Ngô sao cho sạch đẹp tôn
nghiêm. Một điều đáng quan tâm là các buổi họp mặt này phần lớn là những
vị cao niên, không có nhiều các thành viên con cháu của các thế hệ tiếp
theo. Ý kiến của Việt con anh Ngô Thúc Lanh đề nghị lập trang "Họ Ngô
Tảo Khê ở Hà Nội" trên Facebook là một ý rất hay để mọi thành viên có
thể cập nhật nếu không hàng ngày thì cũng thỉnh thoảng ghé thăm nắm rõ
mọi hoạt động của họ.
Như thường lệ những vị cao niên trong
họ ở độ tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100... đều được cả họ chúc thọ. Năm
nay có bác Ngô Thúc Bảo 95 tuổi nhưng do không được khỏe không đến
đươc, ban liên lạc sẽ đến tận nhà mừng thọ bác. Có hai vợ chồng chú Tửu
75 và 70 cũng được cả họ vui mừng chúc thọ rất long trọng. Chúc tất cả
các thành viên họ Ngô chúng ta năm mới an khang thịnh vượng may mắn và
tràn ngập niềm vui.
Còn đây là một số hình ảnh của buổi họp mặt đầu xuân của họ Ngô Tảo Khê tại Hà Nội:
Cả họ Ngô Tảo Khê tại Hà Nội vui vẻ gặp gỡ đầu xuân Quý Tỵ. |
Người đội mũ len là giáo sư Toán học Ngô Thúc Lanh, 91 tuổi trông còn rất nhanh nhẹn khỏe mạnh.
Cháu Hưng trong ban liên lạc chuẩn bị quà mừng thọ những vị cao niên ở tuổi 70,75,80,85,90,95,100...
Anh Ngô HuyVăn (chú ruột Ngô Bảo Châu), trưởng ban liên lạc chúc Tết cả họ nhân dịp đầu năm mới Quý Tỵ
Em trai Ngô Huy Thông, người rất có trách nhiệm và tâm huyết đang chia sẻ công việc của họ.
Trưởng ban tặng quà mừng thọ cho vợ chồng chú Tửu 75 tuổi và vợ chú 70.
Chú Tửu thay mặt vợ cảm ơn cả họ.
Mong những buổi họp mặt họ tiếp tục diễn ra hàng năm như một nét truyền thống đẹp của họ Ngô Tảo Khê tại Hà Nội.
Năm ngoái mình cũng có viết một bài ở Yahoo Blog, nay đăng lại như để lưu giữ một kỷ niệm đẹp.
HỌP MẶT HỌ NGÔ ĐẦU XUÂN NHÂM THÌN
DÒNG HUYẾT THỐNG
DÒNG HUYẾT THỐNG
Mang dòng "Ngô tộc" vốn danh gia
Xứng bậc danh nho, một giống nhà
Nề nếp gia phong, truyền thống tốt
Văn chương toán học, tiếng vang xa
Tổ tiên hun đúc, nên cơ nghiệp
Con cháu tài bồi, sáng họ ta
Sử sách nghìn năm, lưu giữ mãi
Tổ đường "Ngô tộc" bước thăng hoa.
Bác Ngô Huy Lâm
Tảo Khê - Ứng hòa - Hà nội
Xứng bậc danh nho, một giống nhà
Nề nếp gia phong, truyền thống tốt
Văn chương toán học, tiếng vang xa
Tổ tiên hun đúc, nên cơ nghiệp
Con cháu tài bồi, sáng họ ta
Sử sách nghìn năm, lưu giữ mãi
Tổ đường "Ngô tộc" bước thăng hoa.
Bác Ngô Huy Lâm
Tảo Khê - Ứng hòa - Hà nội
Là con gái họ Ngô, kể
từ khi có nhận thức đúng đắn đến nay, tôi luôn tự hào mang trong người huyết
thống họ Ngô. Nói là kể từ khi có nhận thức đúng đắn, nghĩa là từ khi biết thế
nào là trái là phải bởi có lúc (đó là khi đang còn quàng khăn đỏ) tôi đã từng
rất ngượng vì là người mang họ Ngô. Đi học tôi toàn viết họ mình là
"Ng." thay cho "Ngô" để lập lờ đánh lận con đen cho ai đó
có thể hiểu thành "Nguyễn" thì may quá.
Phải công nhận nền Giáo dục nước nhà những năm cuối 50 của thế kỷ trước thật tài biến một đứa trẻ 7- 8 tuổi biết xấu hổ một cách ngu ngốc về dòng họ mình chỉ vì ở mãi trời Nam xa tít mù tắp có một ông tên là Ngô Đình Diệm, một nhân sỹ yêu nước có đường lối chính sách khác với miền Bắc mà khi ấy tôi coi như là kẻ thù số một của đời mình. Chả phải riêng tôi mà chị họ con bác ruột, người cùng tuổi với tôi hiện đang sống trong Sài gòn có tên là Ngô Thị Hòa đi học tự đổi thành Phạm Thị Lợi lạ hoắc chẳng liên quan đến dòng họ gì cả. Mà có phải đâu chỉ trẻ con. Ông nội tôi tên là Ngô Đình Trung, bố tôi là Ngô Đình Kỳ. Chả biết vì lý do chính xác là gì chỉ thấy sau này bố cũng có tên là Ngô Văn Kỳ, đổi "Đình" thành "Văn" chắc để chứng tỏ không dính gì đến Ngô Đình của họ nhà ông Diệm kia.
Viết điều này ra, con xin tổ tiên hãy mở lòng khoan dung mà lượng thứ cho một đứa trẻ bị nhồi sọ là con. Còn sau này khi đã hiểu biết lẽ phải, con luôn tự hào họ Ngô Tảo Khê chúng ta có những bậc cha ông, những bậc đàn anh rất giỏi trong các lĩnh vực văn chương, toán, lý, hóa như các bác Ngô Huy Tân, Ngô Thúc Bảo, Ngô Huy Lâm, các anh Ngô Thúc Lanh, Ngô Huy Thiêm, Ngô Huy Hoàng, Ngô Huy Cẩn, Ngô Huy Du, Ngô Huy Văn và bây giờ là cháu Ngô Thị Phương Thảo và Ngô Bảo Châu. Riêng chi nhà con, con luôn tự hào có ông nội là nhà nho, bố đẻ là nhà giáo, sáu trên bẩy chị em đều là giáo viên. Cái nếp nhà thanh bạch là truyền thống là niềm tự hào để con luôn neo vào, nương tựa vào để đứng vững trong bão giông cuộc đời.
Một nét rất đẹp của Ngô tộc là những ai họ Ngô ở Hà Nội luôn có cuộc gặp mặt đầu Xuân để nhắc lại truyền thống họ Ngô, củng cố xây dựng họ Ngô thêm mạnh thêm thân thiết quan tâm lẫn nhau. Đây cũng là dịp mừng thọ những bậc cao niên. Năm nay có anh Ngô Thúc Lanh, giáo sư toán 90 tuổi, cô Dương 75, anh Du 75, anh Văn 70 đều được tặng một bức tranh có chữ Khang, chữ Phúc để mừng các anh các chị mỗi năm thêm khỏe mạnh, mãi là những cây cao bóng cả để con cháu nương tựa noi theo.
Truyền thống họp mặt đầu Xuân có từ mấy chục năm, tôi mới chỉ tham gia đôi lần tổ chức ở nhà bác ruột tôi ở Thủ Lệ. Năm ngoái cùng một số gia đình đi Đường Lâm dự buổi họp mặt họ Ngô toàn quốc cầu cho quốc thái dân an và dâng hương lăng mộ Ngô Quyền.
Năm nay buổi gặp mặt đầu xuân tổ chức tại nhà em trai Ngô Huy Thông. Tôi và em gái Thu có đến tham dự và thấy rất vui được gặp mặt những người họ hàng thân thiết của mình. Chúng tôi bảo nhau sẽ cố gắng tham gia đều để niềm tự hào là con cháu họ Ngô sẽ mãi mãi ăn sâu thấm đậm trong dòng máu, trong từng hơi thở, trong từng nhịp sống của người mang huyết thống họ Ngô.
Phải công nhận nền Giáo dục nước nhà những năm cuối 50 của thế kỷ trước thật tài biến một đứa trẻ 7- 8 tuổi biết xấu hổ một cách ngu ngốc về dòng họ mình chỉ vì ở mãi trời Nam xa tít mù tắp có một ông tên là Ngô Đình Diệm, một nhân sỹ yêu nước có đường lối chính sách khác với miền Bắc mà khi ấy tôi coi như là kẻ thù số một của đời mình. Chả phải riêng tôi mà chị họ con bác ruột, người cùng tuổi với tôi hiện đang sống trong Sài gòn có tên là Ngô Thị Hòa đi học tự đổi thành Phạm Thị Lợi lạ hoắc chẳng liên quan đến dòng họ gì cả. Mà có phải đâu chỉ trẻ con. Ông nội tôi tên là Ngô Đình Trung, bố tôi là Ngô Đình Kỳ. Chả biết vì lý do chính xác là gì chỉ thấy sau này bố cũng có tên là Ngô Văn Kỳ, đổi "Đình" thành "Văn" chắc để chứng tỏ không dính gì đến Ngô Đình của họ nhà ông Diệm kia.
Viết điều này ra, con xin tổ tiên hãy mở lòng khoan dung mà lượng thứ cho một đứa trẻ bị nhồi sọ là con. Còn sau này khi đã hiểu biết lẽ phải, con luôn tự hào họ Ngô Tảo Khê chúng ta có những bậc cha ông, những bậc đàn anh rất giỏi trong các lĩnh vực văn chương, toán, lý, hóa như các bác Ngô Huy Tân, Ngô Thúc Bảo, Ngô Huy Lâm, các anh Ngô Thúc Lanh, Ngô Huy Thiêm, Ngô Huy Hoàng, Ngô Huy Cẩn, Ngô Huy Du, Ngô Huy Văn và bây giờ là cháu Ngô Thị Phương Thảo và Ngô Bảo Châu. Riêng chi nhà con, con luôn tự hào có ông nội là nhà nho, bố đẻ là nhà giáo, sáu trên bẩy chị em đều là giáo viên. Cái nếp nhà thanh bạch là truyền thống là niềm tự hào để con luôn neo vào, nương tựa vào để đứng vững trong bão giông cuộc đời.
Một nét rất đẹp của Ngô tộc là những ai họ Ngô ở Hà Nội luôn có cuộc gặp mặt đầu Xuân để nhắc lại truyền thống họ Ngô, củng cố xây dựng họ Ngô thêm mạnh thêm thân thiết quan tâm lẫn nhau. Đây cũng là dịp mừng thọ những bậc cao niên. Năm nay có anh Ngô Thúc Lanh, giáo sư toán 90 tuổi, cô Dương 75, anh Du 75, anh Văn 70 đều được tặng một bức tranh có chữ Khang, chữ Phúc để mừng các anh các chị mỗi năm thêm khỏe mạnh, mãi là những cây cao bóng cả để con cháu nương tựa noi theo.
Truyền thống họp mặt đầu Xuân có từ mấy chục năm, tôi mới chỉ tham gia đôi lần tổ chức ở nhà bác ruột tôi ở Thủ Lệ. Năm ngoái cùng một số gia đình đi Đường Lâm dự buổi họp mặt họ Ngô toàn quốc cầu cho quốc thái dân an và dâng hương lăng mộ Ngô Quyền.
Năm nay buổi gặp mặt đầu xuân tổ chức tại nhà em trai Ngô Huy Thông. Tôi và em gái Thu có đến tham dự và thấy rất vui được gặp mặt những người họ hàng thân thiết của mình. Chúng tôi bảo nhau sẽ cố gắng tham gia đều để niềm tự hào là con cháu họ Ngô sẽ mãi mãi ăn sâu thấm đậm trong dòng máu, trong từng hơi thở, trong từng nhịp sống của người mang huyết thống họ Ngô.