Mai là ngày giỗ bố rồi. Cả nhà lại về quê. Năm nay thiếu em dâu trưởng và em gái út. Em dâu đi ăn Tết Sài Gòn. Em gái cùng gia đình đi ăn Tết Đà Nẵng. Nhà chắc sẽ kém vui. Tuy nhiên năm nay có thêm ba chắt nữa là Bu bu, Rồng, Trường Giang và nhà mình cũng vui hơn vì thêm người không còn buồn như mấy năm trước đây. Dẫu sao vẫn muốn đăng lại bài viết cách đây mấy năm về Giỗ Cha để nhớ về những ngày chưa xa.
CHA MẸ - hai từ thân
thương ấy in sâu vào tâm khảm của mỗi người làm con. Hạnh phúc thay cho những
ai đang còn cha mẹ! Hãy trân trọng lưu giữ tình yêu ấy bởi một khi bạn không
còn, bạn mới thấy thiếu thốn chông chênh nhường nào!
Thực ra hai từ CHA MẸ ấy chỉ xuất hiện trong tâm trí tôi hay khi cần phải viết ra trên văn bản. Thường ngày chị em chúng tôi gọi cha mẹ mình là CẬU MỢ theo kiểu thành phố vì vốn dĩ gia đình tôi sống ở 99 Bạch Mai Hà Nội. Sau này không rõ vì lý do gì chúng tôi lại gọi cha mình là BA, chắc là bắt chước người miền Nam. Còn từ BỐ chỉ được dùng sau khi Người từ bỏ chúng tôi ra đi mãi mãi.
Bố tôi là một nhà giáo dạy học ở Hà Nội. Bố lúc nào ăn mặc cũng chỉn chu trau chuốt, có hàng đống com-lê, calavat. Bố thích đọc sách, yêu thơ văn và đôi khi cũng làm thơ kiểu "Chín xu đổi lấy một hào. Mười hào tiết kiệm thành ra một đồng" để kêu gọi toàn dân tiết kiệm. Ông cũng khá tích cực trong phong trào " Bình dân học vụ" và "Xóa giặc Dốt". Năm 1954, sau khi Hòa Bình lập lại, nghe theo và tin tưởng ở chính sách của Đảng và Chính phủ kêu gọi bà con trở về quê hương làm ăn sinh sống, bố quyết định về quê mặc dù mẹ không mấy ủng hộ. Có lẽ để cân bằng giữa hai luồng tư tưởng nên bố đồng ý định cư ở Thị trấn Vân Đình cho dung hòa giữa thành thị và nông thôn. Cũng là về quê theo chủ trương đường lối đề ra, nhưng ở Thị trấn vẫn là nếp sống thị thành.
Về quê, ông không hành nghề giáo học mà làm kế toán cho Cửa hàng Bách hóa. Ngày ấy ông kết thân với một bác người Miền Nam tên Mạnh. Bác Mạnh quý tôi lắm cứ nhận làm con. Còn tôi thì cứ lảng tránh sợ hãi vì không thể chấp nhận một ai khác có thể làm BỐ MẸ mình ngoài Người đã sinh thành ra mình. Nhưng có lẽ vì thế mà chúng tôi đã gọi bố mình là Ba.
Khoảng thời gian từ khi chuyển về Thị trấn Vân Đình cho đến năm 1960 đời sống gia đình cũng khá ổn. Những ngày phiên chợ Đình (một tuần hai buổi) các bác, các chú tôi và các ông anh họ tuổi ngang với bố ở quê thường lên chơi lại là một buổi chị Thủy tôi phải thịt gà, thịt vịt, nấu ếch hay nấu món Tam Tam bằng chính con Ba Ba hẳn hoi. Chị bảo mỗi khi đến phiên chợ Đình là lại sợ phát khiếp lên vì phải nấu ăn quá nhiều. Ngày đấy thật vui, đặc biệt những phiên chợ TẾT hàng hóa ê hề, cuộc sống tưởng chừng không còn khó khăn vất vả. Bọn tôi còn bé nhưng sinh hoạt Thiếu nhi rất vui. Sáng sáng quét phố quét chợ sạch sẽ. Thỉnh thoảng chặt các loài cây dại ở lối đi ra Phủ cũ vừa làm vệ sinh đường phố vừa lấy cây làm phân xanh thật là đôi đường lưỡng tiện. Tối đến ra trụ sở Ủy ban tập hát tập múa rất có phong trào. Những đêm Giao thừa các anh các chị thanh niên và bọn Thiếu nhi chúng tôi đều tụ tập lại để ca hát, đọc thơ và chúc Tết rất vui. Chính từ ngày ấy tôi đã được biết đến làn điệu ca trù là thế nào. Bà Cả Nghê một cô Đào cũ vẫn vừa đàn vừa hát. Thú thật tôi cứ nhớ mãi dù chưa cảm nhận được cái hay của nó, chỉ thấy ca trù rất ấn tượng rất đặc biệt. Hay những dịp Tết Trung Thu hàng núi quà cao ngất bưởi chuối hồng na bánh kẹo được bầy ra đẹp đẽ để chuẩn bị phân phát cho trẻ con chúng tôi. Mọi cái thật dễ chịu sung sướng.
Thế rồi đùng một cái những thứ tưởng chừng như quen thuộc bỗng chốc biến khỏi trái đất như có ai đó hô câu thần chú "Biến ". Thế là mọi cái biến mất thật nhanh, thật nhanh. Cuộc sống của cả xã hội trở nên khó khăn thiếu ăn thiếu mặc. Bố lại bị ốm không làm kế toán ở Bách hóa nữa. Căn bệnh thấp khớp chạy vào tim ngày đêm hành hạ bố. Các van tim quái ác vừa hở lại vừa hẹp co bóp bất thường làm cho bố tức thở khó chịu kinh khủng. Mặc dù mẹ rất tích cực chăm chút thuốc men cho bố, mỗi ngày đều sai tôi vào tận lò mổ mua tim lợn về hấp với tam thất để chữa bệnh mà càng lúc bố càng yếu đi. Người khô sạm, đi lại rất khó khăn, đi một bước lại phải nghỉ một bước và cứ phải thở dốc rất đáng thương. Ngay khi bị ốm rồi Người còn cố gắng xin làm kế toán cho Lò Vôi một thời gian rồi mới nghỉ hẳn.
Những năm 1963-1965 tôi vừa đi học vừa tranh thủ tết bẹ ngô làm thảm chùi chân kiếm chút tiền còm giúp mẹ. Bố ốm nhưng vẫn tranh thủ nhặt bẹ ngô, phân loại đen trắng dúng nước cho bẹ mềm đi để tôi có thể tết dễ dàng hơn. Chắc bố khổ tâm lắm vì ốm đau không giúp gì cho vợ con. Thương bố, thương mẹ chúng tôi đều cố gắng học giỏi, làm chăm để an ủi động viên bố mẹ. Thế rồi cái gì đến tất phải đến.....
Tết năm 1967 là cái Tết đau buồn nhất trong gia đình chúng tôi. Bố yếu lắm rồi khó qua khỏi. Mồng Năm tết. thông thường học sinh bắt đầu phải đi học lại sau kỳ nghỉ TẾT. Tôi cứ loanh quanh bên giường bệnh của Người không muốn đi học. Người ái ngại thều thào bảo tôi bố không sao đâu, con cứ đi học đi, việc gì ra việc ấy con không được nghỉ học. Không dám trái lời Người tôi lặng lẽ lấy cặp sách đi học với tâm trạng buồn rười rượi.
Chỉ mới đi ra đầu phố cách nhà chừng 50 mét đã có người chạy theo gọi "Bố mất rồi". Trời đất như quay cuồng sụp đổ. Người đã lừa tôi bảo không sao mà chỉ đợi tôi ra khỏi nhà là Người đã bỏ tôi Người đi. Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời Người vẫn lo cho việc học của tôi, bởi năm đó là năm cuối của phổ thông cấp III.
Thế là chị em chúng tôi mãi mãi bị mồ côi Bố. Thương nhất em Hằng mới có một tuổi đầu. Nhưng em còn quá bé có biết gì đâu. Phải nói thương mẹ nhất hơn bốn chục tuổi đã góa chồng, một mình chèo chống cáng đáng một con thuyền nhỏ mong manh trong bão táp mưa sa trên một đại dương mênh mông biết bao miệng hùm nọc rắn và đói nghèo khốn khổ.....
Vậy là cứ mỗi năm vào ngày mồng Năm Tết anh chị em cháu chắt lại tụ tập để tổ chức ngày giỗ bố, giỗ ông, giỗ cụ là cụ Ngô Văn Kỳ - là người cha kính yêu của chúng tôi. Ngày giỗ năm nay cũng như mọi năm nhưng nó gợi trong tôi một điều khác lạ so với mấy năm vừa rồi. Bâng khuâng cảm động mừng vui nhưng vẫn ngậm ngùi.....
Bâng khuâng cảm động bởi lần giỗ này rất giống những năm mẹ còn sống, nhà tôi và nhà cậu Thông lại rồng rắn vợ chồng con cái kéo nhau về quê. Thường thì cả nhà tôi chễm trệ ngồi trên một chiếc Electron to đùng, đôi khi mang cả ô tô của trường về cũng khá là tiện lợi. Xa hơn nữa, thời chồng tôi còn công tác ở Sơn La thì chủ yếu đi bằng xe hàng. Chen lấn , xô đẩy lấy được tấm vé về quê thật là một kỳ công. Còn đi ra Hà Nội thì phải nhờ đến sức mạnh và tài ngoại giao của mẹ và của chị Mai. Vất vả đấy nhưng đầy háo hức vui vẻ. Ngày ấy thật xa, thật xa và thật đáng nhớ.....
Sau này khi mẹ mất rồi, chúng tôi vẫn đều đặn hai lần trong năm về quê làm giỗ bố mẹ. Những ngày ấy bao giờ cũng có họ hàng nội ngoại đến thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là dịp để anh chị em gặp nhau rất vui. Cách đây năm năm vì những lý do riêng tư, chúng tôi đều tổ chức giỗ bố mẹ ở Hà Nội. Cũng vui vẻ đầm ấm nhưng vẫn thấy hơi thiếu hụt..... Có được các anh chị em họ ở Hà Nội thì lại thiếu các anh chị em ở quê. Có lẽ nên duy trì như một thời đã từng làm. Năm thì ở quê, năm thì ở Hà Nội cho cân bằng.
Mừng vui vì đây là lần giỗ đầu tiên kể từ khi cậu Dũng mợ Thủy xây dựng ngôi nhà mới. Ông bà chắc mừng cho cậu mợ lắm có hai nhà to khang trang, con cái trưởng thành có công ăn việc làm đầy đủ. Ngôi nhà đủ to để làm cỗ cho khoảng sáu chục anh chị em con cháu với cỗ bàn khá là tươm tất. Ngoài món Cuốn tôm truyền thống ra có hai món canh khác lạ so với các mâm cỗ thông thường đó là món canh chim băm viên nấu rau cải, rau mùi và món xáo trâu rau cần. Món canh chim gợi nhớ đến món canh chim mồng két băm nhỏ nấu với rau diếp mẹ hay nấu hồi xưa, thơm, ngon, đậm đà hơn bây giờ nhiều. Mọi người gợi ý nên phát huy một món ăn truyền thống nữa mà trước đây mẹ hay nấu đó là món Tam Tam. Một điều vui mừng nữa so với lần giỗ bà vừa rồi là gia đình có thêm một thành viên mới đó là Kem con cháu Nga Tú được đứng xếp hàng sau Mưa, Nắng, Bi, Tí Tồ, Ánh, Dự, Kiu, Ben, Bean, và Bom. Một thế hệ tương lai hùng hậu đang lớn lên, đang phát triển thật đáng vui mừng.
Trong niềm vui chung ấy sao tôi vẫn thấy ngậm ngùi thương thân thế. Thua kém anh chị em, con thật có lỗi với bố mẹ. Con biết làm sao đây khi quân bài đã được chia ra rồi. Con biết không thể nào thay đổi cách chia quân bài ấy, chỉ còn mỗi cách là chơi các quân bài ấy như thế nào. Nhưng con luôn luôn là người chơi bài tồi, thậm chí còn không biết chơi nữa. Con xin bố mẹ hãy chỉ cho con cách chơi với. Đời là một cuộc chơi mà sao chơi khó vậy???
Thực ra hai từ CHA MẸ ấy chỉ xuất hiện trong tâm trí tôi hay khi cần phải viết ra trên văn bản. Thường ngày chị em chúng tôi gọi cha mẹ mình là CẬU MỢ theo kiểu thành phố vì vốn dĩ gia đình tôi sống ở 99 Bạch Mai Hà Nội. Sau này không rõ vì lý do gì chúng tôi lại gọi cha mình là BA, chắc là bắt chước người miền Nam. Còn từ BỐ chỉ được dùng sau khi Người từ bỏ chúng tôi ra đi mãi mãi.
Bố tôi là một nhà giáo dạy học ở Hà Nội. Bố lúc nào ăn mặc cũng chỉn chu trau chuốt, có hàng đống com-lê, calavat. Bố thích đọc sách, yêu thơ văn và đôi khi cũng làm thơ kiểu "Chín xu đổi lấy một hào. Mười hào tiết kiệm thành ra một đồng" để kêu gọi toàn dân tiết kiệm. Ông cũng khá tích cực trong phong trào " Bình dân học vụ" và "Xóa giặc Dốt". Năm 1954, sau khi Hòa Bình lập lại, nghe theo và tin tưởng ở chính sách của Đảng và Chính phủ kêu gọi bà con trở về quê hương làm ăn sinh sống, bố quyết định về quê mặc dù mẹ không mấy ủng hộ. Có lẽ để cân bằng giữa hai luồng tư tưởng nên bố đồng ý định cư ở Thị trấn Vân Đình cho dung hòa giữa thành thị và nông thôn. Cũng là về quê theo chủ trương đường lối đề ra, nhưng ở Thị trấn vẫn là nếp sống thị thành.
Về quê, ông không hành nghề giáo học mà làm kế toán cho Cửa hàng Bách hóa. Ngày ấy ông kết thân với một bác người Miền Nam tên Mạnh. Bác Mạnh quý tôi lắm cứ nhận làm con. Còn tôi thì cứ lảng tránh sợ hãi vì không thể chấp nhận một ai khác có thể làm BỐ MẸ mình ngoài Người đã sinh thành ra mình. Nhưng có lẽ vì thế mà chúng tôi đã gọi bố mình là Ba.
Khoảng thời gian từ khi chuyển về Thị trấn Vân Đình cho đến năm 1960 đời sống gia đình cũng khá ổn. Những ngày phiên chợ Đình (một tuần hai buổi) các bác, các chú tôi và các ông anh họ tuổi ngang với bố ở quê thường lên chơi lại là một buổi chị Thủy tôi phải thịt gà, thịt vịt, nấu ếch hay nấu món Tam Tam bằng chính con Ba Ba hẳn hoi. Chị bảo mỗi khi đến phiên chợ Đình là lại sợ phát khiếp lên vì phải nấu ăn quá nhiều. Ngày đấy thật vui, đặc biệt những phiên chợ TẾT hàng hóa ê hề, cuộc sống tưởng chừng không còn khó khăn vất vả. Bọn tôi còn bé nhưng sinh hoạt Thiếu nhi rất vui. Sáng sáng quét phố quét chợ sạch sẽ. Thỉnh thoảng chặt các loài cây dại ở lối đi ra Phủ cũ vừa làm vệ sinh đường phố vừa lấy cây làm phân xanh thật là đôi đường lưỡng tiện. Tối đến ra trụ sở Ủy ban tập hát tập múa rất có phong trào. Những đêm Giao thừa các anh các chị thanh niên và bọn Thiếu nhi chúng tôi đều tụ tập lại để ca hát, đọc thơ và chúc Tết rất vui. Chính từ ngày ấy tôi đã được biết đến làn điệu ca trù là thế nào. Bà Cả Nghê một cô Đào cũ vẫn vừa đàn vừa hát. Thú thật tôi cứ nhớ mãi dù chưa cảm nhận được cái hay của nó, chỉ thấy ca trù rất ấn tượng rất đặc biệt. Hay những dịp Tết Trung Thu hàng núi quà cao ngất bưởi chuối hồng na bánh kẹo được bầy ra đẹp đẽ để chuẩn bị phân phát cho trẻ con chúng tôi. Mọi cái thật dễ chịu sung sướng.
Thế rồi đùng một cái những thứ tưởng chừng như quen thuộc bỗng chốc biến khỏi trái đất như có ai đó hô câu thần chú "Biến ". Thế là mọi cái biến mất thật nhanh, thật nhanh. Cuộc sống của cả xã hội trở nên khó khăn thiếu ăn thiếu mặc. Bố lại bị ốm không làm kế toán ở Bách hóa nữa. Căn bệnh thấp khớp chạy vào tim ngày đêm hành hạ bố. Các van tim quái ác vừa hở lại vừa hẹp co bóp bất thường làm cho bố tức thở khó chịu kinh khủng. Mặc dù mẹ rất tích cực chăm chút thuốc men cho bố, mỗi ngày đều sai tôi vào tận lò mổ mua tim lợn về hấp với tam thất để chữa bệnh mà càng lúc bố càng yếu đi. Người khô sạm, đi lại rất khó khăn, đi một bước lại phải nghỉ một bước và cứ phải thở dốc rất đáng thương. Ngay khi bị ốm rồi Người còn cố gắng xin làm kế toán cho Lò Vôi một thời gian rồi mới nghỉ hẳn.
Những năm 1963-1965 tôi vừa đi học vừa tranh thủ tết bẹ ngô làm thảm chùi chân kiếm chút tiền còm giúp mẹ. Bố ốm nhưng vẫn tranh thủ nhặt bẹ ngô, phân loại đen trắng dúng nước cho bẹ mềm đi để tôi có thể tết dễ dàng hơn. Chắc bố khổ tâm lắm vì ốm đau không giúp gì cho vợ con. Thương bố, thương mẹ chúng tôi đều cố gắng học giỏi, làm chăm để an ủi động viên bố mẹ. Thế rồi cái gì đến tất phải đến.....
Tết năm 1967 là cái Tết đau buồn nhất trong gia đình chúng tôi. Bố yếu lắm rồi khó qua khỏi. Mồng Năm tết. thông thường học sinh bắt đầu phải đi học lại sau kỳ nghỉ TẾT. Tôi cứ loanh quanh bên giường bệnh của Người không muốn đi học. Người ái ngại thều thào bảo tôi bố không sao đâu, con cứ đi học đi, việc gì ra việc ấy con không được nghỉ học. Không dám trái lời Người tôi lặng lẽ lấy cặp sách đi học với tâm trạng buồn rười rượi.
Chỉ mới đi ra đầu phố cách nhà chừng 50 mét đã có người chạy theo gọi "Bố mất rồi". Trời đất như quay cuồng sụp đổ. Người đã lừa tôi bảo không sao mà chỉ đợi tôi ra khỏi nhà là Người đã bỏ tôi Người đi. Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời Người vẫn lo cho việc học của tôi, bởi năm đó là năm cuối của phổ thông cấp III.
Thế là chị em chúng tôi mãi mãi bị mồ côi Bố. Thương nhất em Hằng mới có một tuổi đầu. Nhưng em còn quá bé có biết gì đâu. Phải nói thương mẹ nhất hơn bốn chục tuổi đã góa chồng, một mình chèo chống cáng đáng một con thuyền nhỏ mong manh trong bão táp mưa sa trên một đại dương mênh mông biết bao miệng hùm nọc rắn và đói nghèo khốn khổ.....
Vậy là cứ mỗi năm vào ngày mồng Năm Tết anh chị em cháu chắt lại tụ tập để tổ chức ngày giỗ bố, giỗ ông, giỗ cụ là cụ Ngô Văn Kỳ - là người cha kính yêu của chúng tôi. Ngày giỗ năm nay cũng như mọi năm nhưng nó gợi trong tôi một điều khác lạ so với mấy năm vừa rồi. Bâng khuâng cảm động mừng vui nhưng vẫn ngậm ngùi.....
Bâng khuâng cảm động bởi lần giỗ này rất giống những năm mẹ còn sống, nhà tôi và nhà cậu Thông lại rồng rắn vợ chồng con cái kéo nhau về quê. Thường thì cả nhà tôi chễm trệ ngồi trên một chiếc Electron to đùng, đôi khi mang cả ô tô của trường về cũng khá là tiện lợi. Xa hơn nữa, thời chồng tôi còn công tác ở Sơn La thì chủ yếu đi bằng xe hàng. Chen lấn , xô đẩy lấy được tấm vé về quê thật là một kỳ công. Còn đi ra Hà Nội thì phải nhờ đến sức mạnh và tài ngoại giao của mẹ và của chị Mai. Vất vả đấy nhưng đầy háo hức vui vẻ. Ngày ấy thật xa, thật xa và thật đáng nhớ.....
Sau này khi mẹ mất rồi, chúng tôi vẫn đều đặn hai lần trong năm về quê làm giỗ bố mẹ. Những ngày ấy bao giờ cũng có họ hàng nội ngoại đến thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là dịp để anh chị em gặp nhau rất vui. Cách đây năm năm vì những lý do riêng tư, chúng tôi đều tổ chức giỗ bố mẹ ở Hà Nội. Cũng vui vẻ đầm ấm nhưng vẫn thấy hơi thiếu hụt..... Có được các anh chị em họ ở Hà Nội thì lại thiếu các anh chị em ở quê. Có lẽ nên duy trì như một thời đã từng làm. Năm thì ở quê, năm thì ở Hà Nội cho cân bằng.
Mừng vui vì đây là lần giỗ đầu tiên kể từ khi cậu Dũng mợ Thủy xây dựng ngôi nhà mới. Ông bà chắc mừng cho cậu mợ lắm có hai nhà to khang trang, con cái trưởng thành có công ăn việc làm đầy đủ. Ngôi nhà đủ to để làm cỗ cho khoảng sáu chục anh chị em con cháu với cỗ bàn khá là tươm tất. Ngoài món Cuốn tôm truyền thống ra có hai món canh khác lạ so với các mâm cỗ thông thường đó là món canh chim băm viên nấu rau cải, rau mùi và món xáo trâu rau cần. Món canh chim gợi nhớ đến món canh chim mồng két băm nhỏ nấu với rau diếp mẹ hay nấu hồi xưa, thơm, ngon, đậm đà hơn bây giờ nhiều. Mọi người gợi ý nên phát huy một món ăn truyền thống nữa mà trước đây mẹ hay nấu đó là món Tam Tam. Một điều vui mừng nữa so với lần giỗ bà vừa rồi là gia đình có thêm một thành viên mới đó là Kem con cháu Nga Tú được đứng xếp hàng sau Mưa, Nắng, Bi, Tí Tồ, Ánh, Dự, Kiu, Ben, Bean, và Bom. Một thế hệ tương lai hùng hậu đang lớn lên, đang phát triển thật đáng vui mừng.
Trong niềm vui chung ấy sao tôi vẫn thấy ngậm ngùi thương thân thế. Thua kém anh chị em, con thật có lỗi với bố mẹ. Con biết làm sao đây khi quân bài đã được chia ra rồi. Con biết không thể nào thay đổi cách chia quân bài ấy, chỉ còn mỗi cách là chơi các quân bài ấy như thế nào. Nhưng con luôn luôn là người chơi bài tồi, thậm chí còn không biết chơi nữa. Con xin bố mẹ hãy chỉ cho con cách chơi với. Đời là một cuộc chơi mà sao chơi khó vậy???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét