Nỗi tiếc những trang viết trên Yahoo Plus đôi lúc thấy cồn cào gan ruột. Chợt nhớ Nguyễn Trọng Tạo có đăng bài "Đêm thơ Hoàng Thị Vinh" của mình trên trang Blog của anh. Tại sao lại không bê về trang mình nhỉ. Hi hi, và bài viết ấy đây. Dù sao cũng cảm ơn anh Tạo đã lưu giữ để còn lại một cảm xúc yêu quý HTV.
ĐÊM THƠ HOÀNG THỊ VINH
Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 11:14 sáng ngày 14/08/2010 3 Bình luận
ANHTHO3649 BLOG
Giữa mùa World cup, ăn W.C., ngủ W.C. mà Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây lại tổ chức đêm thơ Hoàng Thị Vinh có chết người không chứ, bởi họ sẽ bắt đầu vào lúc 7h, nghĩa là phải ra đi từ lúc 6.30 khi ông Mặt Trời vẫn còn vô tư soi rọi cõi nhân gian không mảy may đoái hoài xem loài người còn đủ sức chịu đựng nữa không. Bảo Tuyết Anh chị ngại lắm, còn cơm nước cho cả nhà, lại nóng bức như thế này, thơ thẩn gì. Lúc sau cứ thấy lòng bất an, tiêng tiếc thế nào ấy, gọi cho T.A. bảo lại muốn đi. Và thế là hai chị em “khăn gói quả mướp” đến với “Đêm thơ Hoàng Thị Vinh” ở hội trường Hội Nhà văn, 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội và vô cùng hả hê vì đã có một quyết định hoàn toàn đúng đắn, bởi những bất ngờ thú vị thật dễ chịu mà đêm thơ đem lại.
Bước vào hội trường, quang cảnh bài trí khá là ngoạn mục với dòng chữ “Bạn và Mưa hoa” đầy ấn tượng hiện ra, một cô gái ăn mặc như người mẫu, như ca sĩ tiến đến bắt tay giới thiệu em là Hoàng Thị Vinh làm tôi sửng sốt nhà thơ sao mà trẻ đẹp đáng yêu đến vậy. Vinh niềm nở mời mọi người vào ghế ngồi. Lát sau thầy giáo yêu quý của tôi là thầy Vũ Thế Khôi cũng đến như dự đoán vì đêm thơ nào tôi chả gặp, tôi vội ra chào thầy. Thầy bảo Vinh cũng là học trò của thầy đấy. Ôi, ít ra tôi và nhà thơ cũng có điểm chung đều là học trò của thầy Khôi đáng kính. Tôi bảo Vinh thế. Vinh hỏi tôi có dịch sách không, có làm thơ không, tôi bảo chỉ thích đọc thơ thôi. Rồi Vinh đề tặng tôi tập thơ “Mưa hoa” của cô. Tôi khen ấn phẩm đẹp, tên cũng đẹp. Trời đang oi nồng ngột ngạt mà có được một cơn mưa đã là sung sướng lắm rồi, lại là “Mưa hoa” thì còn gì bằng. Vinh nói mỗi bài thơ cô nghĩ như một cánh hoa và cả tập thơ là trận “Mưa hoa” để tặng bạn đọc yêu thơ.
MC của đêm thơ là nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, một người có thể nói là vô cùng “bẻm mép” làm cho không khí đêm thơ thêm vui vẻ thân tình, nhất là khi nói thỉnh thoảng lồng tình cảm yêu bóng đá, sốt ruột muốn được xem World cup không phải chỉ của anh mà còn của nhiều người nữa. Đùa là vậy nhưng MC vẫn dành cho nữ thi sĩ những tình cảm yêu mến trân trọng nhất. Cũng như MC, các nhà thơ Bằng Việt (người viết tựa đề cho cuốn Mưa hoa), Trần Ninh Hồ, Nguyệt Vũ, Trần Nhương hay giáo sư Vũ Đức Vượng ở San Francisco, nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi và một số bạn bè, người thân của nhà thơ đều nhất trí Hoàng Thị Vinh là một nhà thơ có tình yêu mãnh liệt, một khát khao yêu cháy bỏng, say mê, điên rồ, ngốc nghếch và quá trẻ so với tuổi của cô. Cô dám bộc lộ những khát khao táo bạo ấp ủ từ thời trẻ, chứng tỏ cô là con người có cá tính. Ta thấy rõ điều này trong bài thơ “Mười Bảy”.
Mười bảy tuổi không có sừng trâu
Em cưỡi xe bẻ cong góc phố
Áo nứt ngực, váy quăn ngã dấu
Mười bảy phập phồng xả khói hiên ngang.
Anh đừng sang,
Dừng lại phía bên kia!
Em không mặc áo màu xanh
Tóc chói rực màu đèn báo hiệu.
Stop!
Dưới nắng cháy
Anh nhìn cành hoa tím!
Yên ả thanh bình không mười bảy sục sôi.
Quay đi thôi!
Mười bảy nổi cồn phố
Mười bảy húc đổ phố
Mười bảy lườm rách phố
Mười bảy nhảy tưng tưng thách đố.
Mười bảy tiếng cười trinh nữ kiêu sa.
Qua đêm thơ tôi mới hiểu rõ hơn về cô và thấy thầm kính phục. Một tiến sĩ, một dịch giả, một thành viên trẻ trong những người sáng lập ra Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, một giám đốc Trung tâm du học nước ngoài đã từng đưa hàng trăm người đi du học, quê ở Nghệ An, sống ở nước ngoài với một ông chồng ngoại quốc mà vẫn có được một tâm hồn Việt trẻ trung, yêu tiếng Việt đến si cuồng. MC bảo cứ ngỡ tên tác giả sẽ được in là VINH HOÀNG THỊ như kiểu hầu hết những người sống ở nước ngoài, nghe sang và sành điệu giống như Jonh Trí Nguyễn ấy, nhưng khi ấn phẩm ra đời lại thấy vẫn để nguyên là HOÀNG THỊ VINH thì không biết có phải là do nhà in sửa lại hay sao. Vinh cho biết đấy là do cô đề nghị để nguyên tên như cha sinh mẹ đẻ đặt cho. Cô yêu mến từ “Thị” đệm của phụ nữ vì đó mới đúng tên thuần Việt, còn đảo đi cô sợ người ta nhầm tưởng cô là một người Tàu nào đó, cô không thích. Chỉ một suy nghĩ giản dị như thế ta cũng thấy Vinh đáng yêu và đáng trân trọng biết bao. Cái cách cô làm thơ cũng thật thú vị. Cô bảo khi con gái hỏi nghĩa một số từ trong từ điển và đố mẹ làm thơ có từ đó đã buộc cô phải làm thơ cho thấy cô thực là giỏi giang và thông minh. Chẳng hạn như từ “neo” cô sử dụng trong bài thơ “Neo yêu” thật tài tình và thật lạ.
Nhà em neo người.
Em neo anh về nhà em đi
Sau bão dông thuyền anh cập bến
Yêu thương nào, em hãy buộc anh!
Là con gái chắc hẳn cô nào chả ao ước có một anh chàng tỏ tình với mình chân thành như thế. Dung dị và yêu thương quá đỗi làm mềm lòng bao cô?
Con người ai chẳng có lúc vui buồn. Lúc vui ai chẳng giống ai đều thấy sung sướng, thấy tâm hồn thanh thản muốn hát lên, muốn cười lên thật to, thậm chí có cả những người sung sướng quá phát khóc lên. Dù sao thì đó đều là cảm xúc chung của những người vui, hạnh phúc. Nhưng khi buồn, mỗi người thể hiện bằng những cách khác nhau. Tôi có một người bạn hễ buồn là mở tủ lạnh ăn bất cứ thứ gì có, như thể ăn, ăn để nuốt theo tất cả nỗi buồn. Hoặc một bạn khác thì lại nhốt mình trong phòng riêng gặm nhấm nỗi đau. Người bạn thân của tôi luôn bày ra mọi trò để giúp tôi tìm niềm vui xua đi nỗi buồn. Tôi cũng đã cố nhưng cũng chỉ được trong chốc lát, còn phần lớn một mình đối mặt với nỗi buồn, lắm khi chỉ ước mong giá như chẳng phải dây dưa…Có một bài thơ Hoàng Thị Vinh mang lại cho tôi một cách nhìn mới, một nhân sinh quan mới, một cách giải quyết nỗi buồn mới đầy thuyết phục. Đó chính là bài “Buồn cho xếp xó”.
Buồn ép plastic
Nước mắt rơi vào chẳng lem thêm
Được!
Đem đi đốt sợ khói ám mùi khét lẹt.
Xẹt!
Ném vào máy giặt
Buồn gì mà chẳng chịu nhàu?!
Đỏ hỏn
Xanh rờn
Sơ sinh phập phồng sức lớn.
Khiếp!
Vứt toẹt vào sọt rác
Dăm bẩy lần, lì đổ không đi.
Tức quá!
Nhét vào hộp kín
Niêm phong cục hồ quên cực bự.
Quẳng sâu vào tủ áo quần.
Xong!
Đừng có mà lướt thướt
Sướt mướt mặt buồn!
Đi đâu mắc áo đỏ
Ở nhà mặc áo xanh
Buồn cho xếp xó!
Học cách Hoàng Thị Vinh, tôi “xếp xó nỗi buồn” của mình, đi học khiêu vũ. Mới được hai buổi nhưng tôi thấy rất thú vị. Dẫu là học trò kém vì những học viên khác đều trẻ hơn mươi mười lăm tuổi, nhanh nhẹn uyển chuyển và năng động, tôi vẫn hy vọng một ngày nào đấy mình cũng sẽ có “bước nhảy hoàn vũ” và thấy cuộc đời đáng sống hơn.
Đọc xong tập thơ Vinh, hầu hết tôi thích thơ cô. Nhưng có lẽ tôi thích nhất bài thơ “Mật mã tình yêu”, phải chăng HOA SEN là loài hoa tôi yêu.
Sau lần đầu gặp mặt
Anh gọi em là Hoa sen
Trái tim ngân vàn muôn nốt nhạc
Tâm hồn ngào ngạt hương. Hoa sen.
Anh hỏi
Có điều gì còn giấu dưới những cánh thơm
Mà mắt em nhìn bối rối
Hoa sen ơi!
Hoa sen!
Bật tung cửa lâu đài tình yêu
Ta dắt tay nhau
Vào vườn hoa bí mật
Em vẫn mải mê say hương hoa
Anh đến bên nhắc nhỏ:
Hoa sen!
Em ào nắm tay anh
Chạy về chân trời hồng hoa nở.
Chân trời hoa hạnh phúc
HOA SEN
Đêm thơ Hoàng Thị Vinh tổ chức phải nói rất thành công. Được uống rượu vang, ăn hoa quả bánh kẹo và được nghe các ca sĩ hát, đọc thơ cô, bình thơ cô trong bầu không khí thân mật vui vẻ là điều tuyệt vời trong một chiều tối với nhiệt độ nóng chưa từng có kể từ khi tôi biết nhìn ra cuộc đời. Đặc biệt những người yêu thơ còn được nghe chính tác giả hát bài “Trái tim em không phải là đá” bằng tiếng Nga. Không ngờ cô có giọng ca đẹp đến vậy. Xin chúc mừng Hoàng Thị Vinh và “Mưa hoa” của cô với lời cảm ơn chân thành nhất!
Giữa mùa World cup, ăn W.C., ngủ W.C. mà Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây lại tổ chức đêm thơ Hoàng Thị Vinh có chết người không chứ, bởi họ sẽ bắt đầu vào lúc 7h, nghĩa là phải ra đi từ lúc 6.30 khi ông Mặt Trời vẫn còn vô tư soi rọi cõi nhân gian không mảy may đoái hoài xem loài người còn đủ sức chịu đựng nữa không. Bảo Tuyết Anh chị ngại lắm, còn cơm nước cho cả nhà, lại nóng bức như thế này, thơ thẩn gì. Lúc sau cứ thấy lòng bất an, tiêng tiếc thế nào ấy, gọi cho T.A. bảo lại muốn đi. Và thế là hai chị em “khăn gói quả mướp” đến với “Đêm thơ Hoàng Thị Vinh” ở hội trường Hội Nhà văn, 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội và vô cùng hả hê vì đã có một quyết định hoàn toàn đúng đắn, bởi những bất ngờ thú vị thật dễ chịu mà đêm thơ đem lại.
Bước vào hội trường, quang cảnh bài trí khá là ngoạn mục với dòng chữ “Bạn và Mưa hoa” đầy ấn tượng hiện ra, một cô gái ăn mặc như người mẫu, như ca sĩ tiến đến bắt tay giới thiệu em là Hoàng Thị Vinh làm tôi sửng sốt nhà thơ sao mà trẻ đẹp đáng yêu đến vậy. Vinh niềm nở mời mọi người vào ghế ngồi. Lát sau thầy giáo yêu quý của tôi là thầy Vũ Thế Khôi cũng đến như dự đoán vì đêm thơ nào tôi chả gặp, tôi vội ra chào thầy. Thầy bảo Vinh cũng là học trò của thầy đấy. Ôi, ít ra tôi và nhà thơ cũng có điểm chung đều là học trò của thầy Khôi đáng kính. Tôi bảo Vinh thế. Vinh hỏi tôi có dịch sách không, có làm thơ không, tôi bảo chỉ thích đọc thơ thôi. Rồi Vinh đề tặng tôi tập thơ “Mưa hoa” của cô. Tôi khen ấn phẩm đẹp, tên cũng đẹp. Trời đang oi nồng ngột ngạt mà có được một cơn mưa đã là sung sướng lắm rồi, lại là “Mưa hoa” thì còn gì bằng. Vinh nói mỗi bài thơ cô nghĩ như một cánh hoa và cả tập thơ là trận “Mưa hoa” để tặng bạn đọc yêu thơ.
MC của đêm thơ là nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, một người có thể nói là vô cùng “bẻm mép” làm cho không khí đêm thơ thêm vui vẻ thân tình, nhất là khi nói thỉnh thoảng lồng tình cảm yêu bóng đá, sốt ruột muốn được xem World cup không phải chỉ của anh mà còn của nhiều người nữa. Đùa là vậy nhưng MC vẫn dành cho nữ thi sĩ những tình cảm yêu mến trân trọng nhất. Cũng như MC, các nhà thơ Bằng Việt (người viết tựa đề cho cuốn Mưa hoa), Trần Ninh Hồ, Nguyệt Vũ, Trần Nhương hay giáo sư Vũ Đức Vượng ở San Francisco, nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi và một số bạn bè, người thân của nhà thơ đều nhất trí Hoàng Thị Vinh là một nhà thơ có tình yêu mãnh liệt, một khát khao yêu cháy bỏng, say mê, điên rồ, ngốc nghếch và quá trẻ so với tuổi của cô. Cô dám bộc lộ những khát khao táo bạo ấp ủ từ thời trẻ, chứng tỏ cô là con người có cá tính. Ta thấy rõ điều này trong bài thơ “Mười Bảy”.
Mười bảy tuổi không có sừng trâu
Em cưỡi xe bẻ cong góc phố
Áo nứt ngực, váy quăn ngã dấu
Mười bảy phập phồng xả khói hiên ngang.
Anh đừng sang,
Dừng lại phía bên kia!
Em không mặc áo màu xanh
Tóc chói rực màu đèn báo hiệu.
Stop!
Dưới nắng cháy
Anh nhìn cành hoa tím!
Yên ả thanh bình không mười bảy sục sôi.
Quay đi thôi!
Mười bảy nổi cồn phố
Mười bảy húc đổ phố
Mười bảy lườm rách phố
Mười bảy nhảy tưng tưng thách đố.
Mười bảy tiếng cười trinh nữ kiêu sa.
Qua đêm thơ tôi mới hiểu rõ hơn về cô và thấy thầm kính phục. Một tiến sĩ, một dịch giả, một thành viên trẻ trong những người sáng lập ra Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, một giám đốc Trung tâm du học nước ngoài đã từng đưa hàng trăm người đi du học, quê ở Nghệ An, sống ở nước ngoài với một ông chồng ngoại quốc mà vẫn có được một tâm hồn Việt trẻ trung, yêu tiếng Việt đến si cuồng. MC bảo cứ ngỡ tên tác giả sẽ được in là VINH HOÀNG THỊ như kiểu hầu hết những người sống ở nước ngoài, nghe sang và sành điệu giống như Jonh Trí Nguyễn ấy, nhưng khi ấn phẩm ra đời lại thấy vẫn để nguyên là HOÀNG THỊ VINH thì không biết có phải là do nhà in sửa lại hay sao. Vinh cho biết đấy là do cô đề nghị để nguyên tên như cha sinh mẹ đẻ đặt cho. Cô yêu mến từ “Thị” đệm của phụ nữ vì đó mới đúng tên thuần Việt, còn đảo đi cô sợ người ta nhầm tưởng cô là một người Tàu nào đó, cô không thích. Chỉ một suy nghĩ giản dị như thế ta cũng thấy Vinh đáng yêu và đáng trân trọng biết bao. Cái cách cô làm thơ cũng thật thú vị. Cô bảo khi con gái hỏi nghĩa một số từ trong từ điển và đố mẹ làm thơ có từ đó đã buộc cô phải làm thơ cho thấy cô thực là giỏi giang và thông minh. Chẳng hạn như từ “neo” cô sử dụng trong bài thơ “Neo yêu” thật tài tình và thật lạ.
Nhà em neo người.
Em neo anh về nhà em đi
Sau bão dông thuyền anh cập bến
Yêu thương nào, em hãy buộc anh!
Là con gái chắc hẳn cô nào chả ao ước có một anh chàng tỏ tình với mình chân thành như thế. Dung dị và yêu thương quá đỗi làm mềm lòng bao cô?
Con người ai chẳng có lúc vui buồn. Lúc vui ai chẳng giống ai đều thấy sung sướng, thấy tâm hồn thanh thản muốn hát lên, muốn cười lên thật to, thậm chí có cả những người sung sướng quá phát khóc lên. Dù sao thì đó đều là cảm xúc chung của những người vui, hạnh phúc. Nhưng khi buồn, mỗi người thể hiện bằng những cách khác nhau. Tôi có một người bạn hễ buồn là mở tủ lạnh ăn bất cứ thứ gì có, như thể ăn, ăn để nuốt theo tất cả nỗi buồn. Hoặc một bạn khác thì lại nhốt mình trong phòng riêng gặm nhấm nỗi đau. Người bạn thân của tôi luôn bày ra mọi trò để giúp tôi tìm niềm vui xua đi nỗi buồn. Tôi cũng đã cố nhưng cũng chỉ được trong chốc lát, còn phần lớn một mình đối mặt với nỗi buồn, lắm khi chỉ ước mong giá như chẳng phải dây dưa…Có một bài thơ Hoàng Thị Vinh mang lại cho tôi một cách nhìn mới, một nhân sinh quan mới, một cách giải quyết nỗi buồn mới đầy thuyết phục. Đó chính là bài “Buồn cho xếp xó”.
Buồn ép plastic
Nước mắt rơi vào chẳng lem thêm
Được!
Đem đi đốt sợ khói ám mùi khét lẹt.
Xẹt!
Ném vào máy giặt
Buồn gì mà chẳng chịu nhàu?!
Đỏ hỏn
Xanh rờn
Sơ sinh phập phồng sức lớn.
Khiếp!
Vứt toẹt vào sọt rác
Dăm bẩy lần, lì đổ không đi.
Tức quá!
Nhét vào hộp kín
Niêm phong cục hồ quên cực bự.
Quẳng sâu vào tủ áo quần.
Xong!
Đừng có mà lướt thướt
Sướt mướt mặt buồn!
Đi đâu mắc áo đỏ
Ở nhà mặc áo xanh
Buồn cho xếp xó!
Học cách Hoàng Thị Vinh, tôi “xếp xó nỗi buồn” của mình, đi học khiêu vũ. Mới được hai buổi nhưng tôi thấy rất thú vị. Dẫu là học trò kém vì những học viên khác đều trẻ hơn mươi mười lăm tuổi, nhanh nhẹn uyển chuyển và năng động, tôi vẫn hy vọng một ngày nào đấy mình cũng sẽ có “bước nhảy hoàn vũ” và thấy cuộc đời đáng sống hơn.
Đọc xong tập thơ Vinh, hầu hết tôi thích thơ cô. Nhưng có lẽ tôi thích nhất bài thơ “Mật mã tình yêu”, phải chăng HOA SEN là loài hoa tôi yêu.
Sau lần đầu gặp mặt
Anh gọi em là Hoa sen
Trái tim ngân vàn muôn nốt nhạc
Tâm hồn ngào ngạt hương. Hoa sen.
Anh hỏi
Có điều gì còn giấu dưới những cánh thơm
Mà mắt em nhìn bối rối
Hoa sen ơi!
Hoa sen!
Bật tung cửa lâu đài tình yêu
Ta dắt tay nhau
Vào vườn hoa bí mật
Em vẫn mải mê say hương hoa
Anh đến bên nhắc nhỏ:
Hoa sen!
Em ào nắm tay anh
Chạy về chân trời hồng hoa nở.
Chân trời hoa hạnh phúc
HOA SEN
Đêm thơ Hoàng Thị Vinh tổ chức phải nói rất thành công. Được uống rượu vang, ăn hoa quả bánh kẹo và được nghe các ca sĩ hát, đọc thơ cô, bình thơ cô trong bầu không khí thân mật vui vẻ là điều tuyệt vời trong một chiều tối với nhiệt độ nóng chưa từng có kể từ khi tôi biết nhìn ra cuộc đời. Đặc biệt những người yêu thơ còn được nghe chính tác giả hát bài “Trái tim em không phải là đá” bằng tiếng Nga. Không ngờ cô có giọng ca đẹp đến vậy. Xin chúc mừng Hoàng Thị Vinh và “Mưa hoa” của cô với lời cảm ơn chân thành nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét